Lo ngại Covid-19 thành bệnh mạn tính sau khi xuất hiện ca nhiễm 49 ngày
Các chuyên gia đến từ Đại học Quân Y Trùng Khánh và Bệnh viện Đa khoa Quân đội 976 ở Đại Liên, Vũ Hán đã ghi nhận trường hợp người đàn ông được chẩn đoán dương tính với Covid-19 trong suốt 49 ngày. Tuy nhiên, các triệu chứng của người bệnh đều rất nhẹ, thậm chí không cần tới sự chăm sóc y tế đặc biệt nào.
“Tải lượng virus trong cơ thể bệnh nhân này rất cao, nhưng các chỉ số miễn dịch lại ổn định. Biểu hiện lâm sàng không giống như anh ta đang mắc một căn bệnh nguy hiểm”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cảnh báo có thể xuất hiện những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính lây nhiễm trong môi trường xung quanh.
Thông thường, một bệnh nhân mắc Covid-19 nếu sống sót sẽ chuyển sang âm tính sau 20 ngày, lâu nhất là 37 ngày. Khoảng thời gian này kéo dài càng lâu thì bệnh nhân càng dễ gặp nguy hiểm.
Ở ca bệnh “cực kỳ hiếm” nói trên, bệnh nhân chỉ sốt nhẹ từng cơn không liên tục, không ho, không khó thở hay đau đầu. Hình ảnh chụp X-quang cho thấy các tổn thương trên phổi của bệnh nhân biến mất vài ngày sau khi nhập viện, nhiệt độ cơ thể cũng trở lại bình thường.
Thế nhưng kết quả xét nghiệm lại trái ngược hoàn toàn. Tải lượng virus trong cơ thể bệnh nhân vẫn ở mức cao, tương đương với các trường hợp nặng.
“Virus và cơ thể vật chủ đôi khi trở thành một mối quan hệ cộng sinh. Vì một lý do nào đó, virus không ngay lập tức giết chết người mang bệnh”, các nhà nghiên cứu chia sẻ.
Các liệu pháp thông thường đã không thể giúp bệnh nhân loại bỏ được Covid-19. Cơ thể người bệnh vẫn dương tính và trở thành một nguồn lây tiềm tàng cho mọi người xung quanh. Các bác sĩ đã phải đưa ra quyết định điều trị cho bệnh nhân bằng cách truyền huyết tương từ một bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã hồi phục.
Hai ngày sau, xét nhiệm bệnh phẩm từ gạc mũi họng của bệnh nhân đã cho kết quả âm tính.
Giới khoa học lo ngại trong thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều trường hợp ủ bệnh “theo kiểu mạn tính” như bệnh nhân nói trên. Đây sẽ là những nguồn bệnh nguy hiểm tồn tại trong cộng đồng.
“Rất có thể ca bệnh trên sẽ trở thành mạn tính nếu không được truyền huyết tương. Điều này rất đáng lo ngại”, các chuyên gia khẳng định.
Một phụ nữ cao tuổi là người nhà của bệnh nhân nhiễm virus 49 ngày cũng đã dương tính với Covid-19. Tuy nhiên, dù có bệnh lý nền, bà vẫn hồi phục khá nhanh so với tốc độ trung bình ở người cùng độ tuổi.
Giới khoa học cho rằng qua ca bệnh trên có thể dự đoán virus corona sẽ tiếp tục biến chủng, gây tác hại nhẹ hơn, thậm chí khó lây hơn nhưng thời gian mắc bệnh kéo dài và khó chữa khỏi hoàn toàn.
Các trường hợp mắc bệnh “mạn tính” kiểu này sẽ âm thầm tồn tại trong cộng đồng, lây cho những người xung quanh và làm bùng phát đợt dịch mới.
Trường Giang (Theo SCMP)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Blog chuyên gia - 14/11/2023
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Blog chuyên gia - 27/09/2021
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Blog chuyên gia - 25/09/2021
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Blog chuyên gia - 23/09/2021
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?
Blog chuyên gia - 22/09/2021
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?