Mùa đông, bỏ túi cách ngừa 3 bệnh dị ứng ‘phiền toái’
Vào mùa đông, thời tiết lạnh dễ gây kích thích và xuất hiện nhiều tác nhân nên những bệnh dị ứng thường hoạt động mạnh hơn, điển hình là: viêm mũi dị ứng (chiếm 20% dân số); hen phế quản (chiếm 3.9%, tức xấp xỉ 4 triệu người); viêm da dị ứng hay còn gọi là viêm da cơ địa (10%). Phần lớn người mắc đã có cơ địa dị ứng và gặp nhiều ở trẻ em. Có những trẻ nhỏ 3 - 6 tháng đã phát hiện mắc hen.
Bệnh hen
Những người mắc bệnh hen có dấu hiệu điển hình: ho, khò khè, cảm giác nặng ngực, khó thở. Đặc biệt, bệnh tái đi tái lại nhiều lần và thường xảy ra vào đêm, sáng sớm. Bệnh liên quan mật thiết đến thay đổi thời tiết, nóng lạnh thất thường.
Nhiều người nghĩ rằng bệnh hen là bệnh di truyền và lây từ người này sang người khác, tuy nhiên PGS Đoàn cho biết đó là những quan niệm truyền miệng không có bằng chứng khoa học. Bệnh hen có yếu tố gia đình và không lây nhiễm.
Điều trị bệnh này không khó, người bệnh cần thực hiện song song việc dùng thuốc, cần phải tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích và nguyên nhân gây ra bệnh đó là: bụi nhà; phấn hoa; lông chó mèo; vi khuẩn; khói bụi; virus; thời tiết; hóa chất; làm việc gắng sức và các yếu tố nguyên nhân kể trên.
Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ: đường, đạm, mỡ, khoáng chất và vitamin. Kết hợp với lối sống khoa học, tập thể dục đều đặn, vừa phải, tập trong môi trường không khí trong lành. Tập với cường độ nhẹ, tăng mức độ từ từ. Tránh các yếu tố dễ gây khởi phát cơn hen như: tránh tiếp xúc khói bụi, thường xuyên vệ sinh nhà ở sạch sẽ, …
Bệnh viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng có mối liên quan đặc biệt với bệnh hen. Khoảng 40% người từ mắc bệnh viêm mũi dị ứng chuyển sang mắc bệnh hen. Bệnh viêm mũi dị ứng cũng liên quan đến thời tiết, toàn dân có khoảng 20% người mắc, đặc biệt với những người có cơ địa dị ứng.
Người mắc viêm mũi dị ứng thường có các biểu hiện: Hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, sổ (chảy nước mũi) tái lại nhiều lần. Khi gặp các yếu tố kích thích thì bệnh tái phát, điều trị dai dẳng. Với mỗi đợt cấp và mạn sẽ có cách điều trị riêng, tùy cơ địa mỗi người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ.
Bệnh viêm mũi dị ứng và bệnh hen có các yếu tố kích thích giống nhau, muốn bệnh thuyên giảm cần tránh các yếu tố này.
Bệnh viêm da dị ứng
Bệnh viêm da dị ứng hay còn gọi là bệnh viêm da cơ địa, người mắc bệnh từ khi sinh ra. Đây là bệnh có yếu tố gia đình, người bệnh mắc từ nhỏ, có thể bị toàn thân. Xu hướng của bệnh từ nhỏ mọc mụn nước nhỏ gây cảm giác rất ngứa và tăng lên khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích. Ở người trưởng thành, các mụn nước này tập chung tại các nếp gấp cẳng tay, cẳng chân.
Đặc biệt, bệnh có thể diễn biến sang hen phế quản và viêm mũi dị ứng. Khi tiếp xúc với hóa chất, ô nhiễm môi trường, thời tiết hanh, lạnh, khiến da khô thì bệnh càng nặng hơn.
Để điều trị bệnh này, theo PGS Đoàn cần tìm yếu tố tác động đến viêm da, ví dụ như: sữa bò, các loại sữa, các yếu tố về thức ăn, phấn hoa, hóa chất,… và điều trị dựa trên nguyên tắc:
- Làm bớt ngứa trong đợt cấp;
- Chống khô da;
- Tránh các yếu tố kích thích;
- Lưu ý chế độ ăn uống từ những thức ăn gây dị ứng;
- Uống đủ nước;
- Trẻ em cần lưu ý những sản phẩm như: sữa tắm, dầu gội, nước xịt phòng và tránh mặc đồ gây ngứa, đồ có lông gây dặm người.
Sự lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể tùy thuộc vào độ tuổi, triệu chứng, yếu tố khởi phát và các yếu tố kiểm soát bệnh. Bệnh nhân cần được theo dõi và tái khám, để bác sĩ có thể đánh giá mức độ kiểm soát bệnh, từ đó có những điều chỉnh phù hợp về kế hoạch điều trị trong thời gian tiếp theo.
Thế Định
Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/mua-dong-bo-tui-cach-ngua-3-benh-di-ung-phien-toai-598213.html
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Blog chuyên gia - 14/11/2023
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Blog chuyên gia - 27/09/2021
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Blog chuyên gia - 25/09/2021
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Blog chuyên gia - 23/09/2021
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?
Blog chuyên gia - 22/09/2021
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?