Những tác dụng không mong muốn và tai biến do dùng thuốc không đúng cách

Tác dụng không mong muốn của thuốc và dùng sai thuốc đều gây ra hậu quả có khi nhẹ có khi nghiêm trọng; tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

null

Tác dụng không mong muốn

Tác dụng không mong muốn hay phản ứng ngược của thuốc ( ADR – Alverse Drug Reaction) bao gồm các tác dụng có hay không có liên quan với dược tính, xảy ra khi dùng thuốc đúng ( đúng chỉ định, đúng liều, đúng cách, đúng các kiêng cữ), không bao gồm các tác dụng khi dùng thuốc sai ( không đúng chỉ định, không đúng liều, không đúng cách, không đúng các kiêng cữ).

Thí dụ: Atropin có tính hủy giao cảm, dùng để giảm đau khi co thắt nhưng vì hủy giao cảm nên nó gây ra các tác dụng phụ kiểu kháng cholinergic như khô miệng, giãn đồng tử, nhịp nhanh. Aspirin ức chế COX - 2 ( cyclooxygenase 2) làm giảm prostaglandin ( là chất gây đau và viêm) nên dùng để kháng viêm giảm đau, nhưng vì aspirin cũng ức chế COX - 1 ( cyclooxygenase 1) làm giảm các prostaglandin khác, gây ra các tác dụng không mong muốn như viêm loét dạ dày - tá tràng, cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn nặng hơn như tăng huyết áp, giảm lưu lượng máu nuôi thận, giảm độ lọc cầu thận, gây rối loạn - điện giải, rối loạn chức năng tiểu cầu thận, suy thận cấp, làm khó thở, suy giảm hô hấp, gây co thắt phế quản, làm nặng thêm cơn hen... tác dụng không mong muốn xảy ra ngoài ý muốn của con người; đây không phải là lỗi của người dùng mà là đặc tính của thuốc đó.

null

Một thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Loại hay gặp xảy ra trên 1 %, loại ít gặp xảy ra từ trên 0,1% - 1% người dùng. Hai loại nhẹ, người bệnh có thể tiếp tục dùng cho hết đợt điều trị mà không phải ngừng thuốc. Loại hiếm gặp xảy ra dưới0,1 % người dùng, thường nặng, có khi bắt buộc phải ngừng thuốc hay phải dùng các biện pháp điều trị mới khỏi. Chẳng hạn levodopa đi qua hàng rào máu - não chuyển thành dopamin ở não, dùng chữa Parkinson, nhưng chỉ có 1 % lượng thuốc vào não để cho tác dụng có lợi này, phần levodopa còn lại chuyển thành dopamin ở ngoại vi gây ra các tác dụng không mong muốn nhẹ như buồn nôn chán ăn (khoảng 0,1 – 1% người dùng), song cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn nặng hơn (khoảng dưới 0,1% người dùng) như với người trên 60 tuổi có thể gây ra loạn thần, thiếu máu tán huyết giảm tiểu cầu bạch cầu do đó cần cân nhắc khi dùng cho người trên 60 tuổi.

Thuốc nào cũng gây ra tác dụng không mong muốn cả. Tiêu chuẩn để các cơ quan quản lý cho lưu hành là thuốc đó tuy có tác dụng không mong muốn, gây ra sự bất tiện khó chịu, song không gây hại cho sức khỏe người bệnh tức là thuốc đó mang lại lợi ích cao hơn nguy cơ, có độ an toàn cao. Thí dụ: vắc xin có thể gây sốt nổi mẩn nhưng chỉ xảy ra ở 1/100.000 người dùng không hại cho sức khỏe nên vẫn được cho là có độ an toàn cao và chấp nhận cho dùng trong cộng đồng. Cá biệt có một số rất ít thuốc có tác dụng không mong muốn nghiêm trọng nhưng vì lý do đặc biệt nên cơ quan quản lý cho dùng, đồng thời có kèm theo các điều kiện nhằm hạn chế việc dùng tùy tiện. Thí dụ: clozapin là thuốc chống tâm thần phân liệt nhưng gây mất bạch cầu hạt, viêm cơ tim dẫn đến tử vong, nên năm 1970 đã bị cấm dùng, tuy nhiên sau này nhận thấy có người bị tâm thần phân liệt không đáp ứng với các thuốc khác song lại đáp ứng với clozapin nên người ta lại cho phép dùng nó với điều kiện khá nghiêm ngặt: “Chỉ được dùng cho người không đáp ứng với thuốc khác, người không có rối loạn máu, phải khởi đầu bằng liều thấp, tăng liều dần cho đến liều thấp nhất có hiệu lực, trong thời gian dùng phải định kỳ xét nghiệm máu ".

Sau khi thuốc đưa ra thị trường, nếu phát hiện có các tác dụng không mong muốn mới song chưa đến mức nguy cơ cao hơn lợi ích thì cơ quan quản lý vẫn tiếp tục cho phép lưu hành nhưng buộc nhà sản xuất phải ghi lên hộp đen cảnh báo, nhưng nếu các tác dụng không mong muốn mới có nguy cơ cao hơn lợi ích thì cơ quan quản lý sẽ cấm lưu hành. Thí dụ: kháng viêm rofecoxib do ít gây tai biến về dạ dày nên khi mới ra đời được tín nhiệm cao, sau đó phát hiện thuốc làm tăng nguy cơ tim mạch nên bị cấm từ năm 2004.

null

Tai biến do dùng sai

Paracetamol vào cơ thể chuyển hóa thành chất trung gian gây độc cho gan ( NAPQ - 1 = N -acetylbenzoquininonimin) nhưng gan sinh ra glutathion hóa giải chất này. Khi dùng liều điều trị thông thường ( 1 - 2gam/ngày) thì chất trung gian sinh ra ít, gan sinh ra đủ chất glutathion để hóa giải nên không bị hại. Tuy nhiên, khi dùng liều cao quá so với liều a với liều điều trị thông thường ( 8 – 10gam / ngày), gan không thể sản xuất đủ glutathion để hóa giải nên chất trung gian sẽ gây ra viêm gan cấp hoại tử tế bào gan có thể dẫn đến tử vong. Tai biến này là lỗi do người bệnh dùng sai chứ không phải lỗi ở thuốc. Vì thế paracetamol vẫn được xếp vào loại lành tính, dùng cho mọi lứa tuổi, bán không cần đơn Nhiều người không biết cho rằng paracetamol gây viêm gan nên lo sợ, khi con bị sốt không chịu cho dùng paracetamol ngay, cũng nguy hiểm, vì trẻ sốt quá cao kéo dài có thể dẫn đến cơn co giật.

null

Biết rõ các tác dụng không dụng không mong muốn khi dùng thuốc rất có lợi

Đi kèm với thuốc bao giờ cũng có bản hướng dẫn sử dụng trong đó có nêu rõ các tác dụng không mong muốn. Thầy thuốc thường căn cứ vào đó để hướng dẫn cho người bệnh. Người bệnh biết rõ các tác dụng không mong muốn do thuốc mình dùng gây ra sẽ có nhiều lợi ích.

- Chủ động tránh các tai biến do tác dụng không mong muốn gây ra: Chẳng hạn thuốc chống dị ứng nhóm kháng histamin thế hệ 1, có tác dụng không mong muốn gây buồn ngủ nên khi dùng thì không được lái xe tàu, vận hành máy hay làm việc trên cao nguy hiểm. Thuốc atropin có tác dụng không mong muốn là giãn đồng tử nên khi dùng thì tránh không nhìn vào chỗ chói sáng. Thuốc aspirin có tác dụng không mong muốn gây viêm loét dạ dày - tá tràng nên người bị bệnh này không được dùng nó.

- Yên tâm dùng thuốc khi gặp tác dụng không mong muốn: Cloropromazin có tác dụng không mong muốn gây thèm ăn, vận động chậm chạp, nói từng tiếng, chậm đứt đoạn... Trong tâm thần phân liệt cấp phải dùng thuốc này liều cao sẽ bị các tác dụng không mong muốn trên nhưng khi qua giai đoạn cấp dùng liều thấp hơn các tác dụng không mong muốn này giảm dần rồi hết hẳn mà không ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Nếu không thông báo trước thì khi gặp các tác dụng không mong muốn này người bệnh sẽ sợ và bỏ dùng thuốc, sẽ có hại.

- Chấp nhận những chỉ định đặc biệt của thầy thuốc: Thuốc nifedipin có tác dụng không mong muốn là làm cho máu đến thai không đủ gây hại thai. Tuy nhiên thuốc này lại làm giảm co cơ tử cung chống sảy thai chống sinh non nên thầy thuốc vẫn chỉ định dùng trong trường hợp đặc biệt này. Biết rõ điều này thì người bệnh sẽ không thắc mắc và chấp nhận điều trị theo chỉ định của thầy thuốc.

Thuốc có mặt lợi ( điều trị bệnh) nhưng có mặt hại ( có tác dụng không mong muốn, có tai biến do dùng sai). Cần phân biệt thật rõ các khái niệm này khi dùng thì sẽ tránh được các hoang mang, các sai sót.

DS.Bùi Văn Uy

Nguồn: Tạp chí Thuốc và Sức khoẻ

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới