Phó giáo sư nội tiết nổi tiếng chia sẻ ca bệnh lần đầu gặp

Nam bệnh nhân còn trẻ đến viện khám vì đau đầu dai dẳng, ban đầu nghĩ bệnh tim mạch nhưng thực chất mắc căn bệnh vô cùng hiếm gặp.

PGS.TS Trần Ngọc Lương, Giám đốc BV Nội tiết Trung ương chia sẻ, mới đây ông khám và điều trị cho một trường hợp vô cùng đặc biệt, lần đầu gặp trong suốt nhiều chục năm làm nghề.

Nam bệnh nhân Lê Văn Cường, 38 tuổi, sống ở TP. Hải Dương đến BV Nội tiết Trung ương khám vì thường xuyên đau đầu kèm hồi hộp đánh trống ngực.

Bệnh nhân chia sẻ, trước đó đã từng phát hiện tăng huyết áp, điều trị ở nhiều cơ sở y tế nhưng tình trạng sức khỏe không cải thiện. Gần đây các cơn đau đầu ngày càng nhiều và nặng hơn.

Sau khi khai thác rất kĩ tiền sử, bác sĩ phát hiện em trai bệnh nhân từng phẫu thuật u tuyến giáp, tuyến cận giáp và tuyến thượng thận.

PGS Lương cùng các đồng nghiệp thực ca mổ cho bệnh nhân
PGS Lương cùng các đồng nghiệp thực ca mổ cho bệnh nhân

Chỉ định làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị tăng huyết áp do u tủy thượng thận/đa u tuyến nội tiết type 2, lượng hormone tủy thượng thận tăng rất cao trong máu và nước tiểu.

Hình ảnh chụp cắt lớp phát hiện ổ bụng bệnh nhân có 2 khối u tuyến thượng thận 2 bên, trong đó khối phải gần 10 cm đè đẩy tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách ra trước.

Ngoài ra, bệnh nhân có khối u tuyến giáp 2 bên cổ, bị cường chức năng tuyến cận giáp trái.

PGS Lương cho biết, u tủy thượng thận chỉ chiếm 0,1% nguyên nhân tăng huyết áp nên không phải ai cũng tìm được căn nguyên. Nếu chẩn đoán đúng, bệnh nhân có thể khỏi nhưng nếu để muộn, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng do cơn tăng huyết áp kịch phát.

PGS Lương nói thêm, BV Nội tiết Trung ương đã phẫu thuật nhiều trường hợp u tuyến thượng thận, tuy nhiên ca bệnh tăng huyết áp do u tủy thượng thận ở cả 2 bên như anh Cường là trường hợp đầu tiên. Bác sĩ chỉ định phải cắt u.

Trực tiếp mổ cho bệnh nhân, PGS Lương cho biết, ca phẫu thuật đối mặt với cùng lúc 3 nguy cơ lớn.

Thứ nhất, việc cắt bỏ khối u đang đè đẩy tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách sẽ khiến các mạch máu lớn bị đứt, gây ngập máu trong ổ bụng, bệnh nhân tử vong nhanh chóng.

Thứ hai, bệnh nhân vốn bị tăng huyết áp, nếu gây mê hồi sức không tốt sẽ gây ra cơn tăng huyết áp kịch phát dẫn tới xuất huyết não, suy tim cấp, nhồi máu cơ tim, tử vong. Bên cạnh đó nếu có sai sót khi kẹp mạch máu, cắt khối u, bệnh nhân lại có nguy cơ tụt huyết áp đột ngột gây trụy tim mạch và tử vong.

Thứ ba, việc cắt bỏ 2 tuyến thượng thận có thể gây suy thượng thận cấp. Đây là một cấp cứu của chuyên khoa nội tiết gây rối loạn huyết động, rối loạn cân bằng chuyển hóa muối nước, mất khả năng chống đỡ của cơ thể với các stress…

Xác định đây là ca bệnh hiếm gặp, bệnh viện đã hội chẩn nhiều chuyên khoa, thống nhất sẽ kiểm soát huyết áp bằng thuốc và bổ sung hormone tuyến thượng thận trước mổ.

Trong và sau cuộc mổ, bệnh nhân được theo dõi điện tim liên tục, huyết áp động mạch xâm lấn, áp lực tĩnh mạch trung tâm, thuốc huyết áp và hormone thay thế tuyến thượng thận được điều chỉnh liên tục qua bơm tiêm điện.

Với sự chuẩn bị chu đáo, ca phẫu thuật đã thành công. Sau mổ, bệnh nhân không còn cơn đau đầu, huyết áp giảm dần về mức bình thường. Sau 1 tuần, bệnh nhân được xuất viện.

Sau cắt u tủy thượng thận, bệnh nhân được hẹn tái khám để phẫu thuật u tuyến giáp và tuyến cận giáp.

Đồng thời các bác sĩ cũng tư vấn, động viên những người thân trong gia đình bệnh nhân đến khám sàng lọc để có thể chẩn đoán sớm và có hướng điều trị kịp thời do đa u tuyến nội tiết type 2 có có tính truyền.

Thúy Hạnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới