Phòng bệnh viêm phế quản mãn tính

Theo Tổng hợp 02:50 15/11/2019 - Blog chuyên gia
Viêm phế quản mãn tính là một bệnh có thể gặp ở người trên 40 tuổi, đặc biệt là người cao tuổi. Bệnh rất dễ tái phát , nếu không được chữa trị đúng , kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi

Viêm phế quản mãn tính là bệnh nhiễm trùng trường diễn , do sự mất cân bằng giữa cơ chế bảo vệ của cơ thể ( sức đề kháng ) và các tác động của yếu tố độc hại của môi trường , các vi sinh vật gây bệnh cơ hội , đặc biệt là người cao tuổi , sức yếu nằm lâu , ít vận động hoặc sau một cuộc phẫu thuật . . . Giai đoạn đầu của viêm phế quản mãn tính là do sự suy yếu lớp nhầy lông ( bởi tuổi cao , sức yếu , hoặc ở người bị viêm nhiễm phế quản tái diễn nhiều lần , trong khi không được điều trị hoặc điều trị không đúng phác đồ ) . Hiện tượng này kéo dài dẫn đến nhiễm trùng niêm mạc phế quản , từ đó niêm mạc bị kích thích kéo dài làm tăng tiết chất nhày ( đờm ) gây tắc nghẽn .

Với tác động xấu của các chất độc hại có trong môi trường ( khói , bụi , hóa chất độc hại . . . ) , đặc biệt là các chất độc hại có trong thuốc lá , thuốc lào , với người nghiện hút thuốc sẽ càng làm cho bệnh viêmphế quản mãn tính ngày một gia tăng và trầm trọng thêm , từ đó sẽ gây nhiễm trùng tái đi tái lại . Lý do bệnh viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi càng ngày càng gia tăng là do sự tăng phản ứng phế quản làm phù nề niêm mạc hoặc có co thắt phế quản gây khó thở giống hen phế quản , tiếp đến là biểu hiện của hiện tượng khí phế thũng với triệu chứng khó thở kéo dài khi gắng sức . Giai đoạn cuối cùng của bệnh viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi là mất bù tim phổi , bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính , điển hình là khó thở kéo dài . Ngoài ra , viêm phế quản mãn tính có thể gặp ở cơ thể có cơ địa dị ứng đường hô hấp như hen suyễn , viêm phế quản nhiễm khuẩn nhiều lần từ lúc còn nhỏ tuổi không được điều trị dứt điểm hoặc có một số dị dạng về khung xương sườn , cột sống như gù , vẹo cột sống . . .

Triệu chứng của viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi

Ảnh minh họa

Khi người bệnh có biểu hiện ho, khó thở và khạc ra đờm (nhày ,mủ) tối thiểu ba tháng liên tục trong một năm, kéo dài trong hai năm liên tiếp, người bệnh đó được cho là mắc bệnh viêm phế quản mãn tính.

Bệnh viêm phế quản mãn tính được chia thành ba loại , đó là viêm phế quản mãn tính đơn thuần ( viêm phế quản mãn tính không tắc nghẽn ) , viêm phế quản tắc nghẽn dạng co thắt ( dạng hen ) và viêm phế quản tắc nghẽn dạng khí phế thũng .

- Viêm phế quản mãn tính đơn thuần, ho là triệu chứng luôn luôn xuất hiện. Ho cách quãng hay kéo dài, thường kèm khạc đờm. Ho lúc đầu xuất hiện vào buổi sáng, về sau ho xuất hiện khi hít chất kích thích (khói , bụi , chất cay) và cuối cùng ho kéo dài. Đờm lúc đầu nhầy, khi bội nhiễm vi khuẩn có kèm theo mủ và số lượng đờm nhiều hơn . Ho khạc đờm có thể kéo dài 6 tháng sau khi ngưng hút thuốc lá hoặc không tiếp xúc với chất độc hại đường hô hấp ( khói , bụi , hóa chất . . . ) lượng đờm sẽ được giảm dần . Viêm phế quản mãn tính đơn thuần có thế có khó thở .

- Viêm phế quản mãn tính các nghẽn dạng hen, ngoài ho khạc đờm, người bệnh thường có khó thở xuất hiện từng cơn, phần lớn sau bội nhiễm vi khuẩn gây hội chứng nhiễm trùng ) hoặc tiếp xúc với các chất kích thích ( lạnh , dị nguyên , khí độc . . . ) hoặc lao động nặng ( mang vác nặng . . . ), gắng sức ( lên cầu thang bộ , chạy , nhảy . . . )

- Viêm phế quản mãn tính tắc nghẽn dạng khí phế thũng, người bệnh khó thở khi gắng sức là nổi bật hơn cả , thậm chí khó thở cả khi nghỉ ngơi .

Biến chứng do viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi

Có hai loại biến chứng nguy hiểm hay gặp ở người cao tuổi mắc bệnh viêm phế quản mãn tính , đó là gây nên bệnh khí phế thũng và làm gia tăng áp lực động mạch phổi , từ đó sẽ dẫn đến suy tim , suy hô hấp .

Khí phế thũng xuất hiện khi có sự mất cân bằng giữa protease và anti - protease gây nên do phá hủy trực tiếp cấu trúc phối bởi các chất oxid hóa ( có nhiều trong thuốc lá ) hoặc bất hoạt các chất ức chế men protease . Các nghiên cứu cho thấy có tới 90 % sự phá hủy nhu mô phổi do các men protease ( đa số là men elastase ) được giải phóng bởi neutrophil , đại thực bào , trong khi đó ở người hút thuốc , nồng độ men elastase tăng gấp 10 lần so với người không hút thuốc .

Viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi gây nên tăng áp động mạch phổi do giảm tổng diện tích của mạch máu phổi. Mức độ tăng áp lực phụ thuộc vào sự phá hủy mạch máu và giảm thông khí ở phế nang, từ đó làm giảm oxy phế nang và gây co mạch, hậu quả là gây suy tim, suy hô hấp do tắc nghẽn phế quản.

Nguyên tắc điều trị viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi

Ảnh minh họa

Khi thấy ho kéo dài , có đờm cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt để xác định bệnh và được điề trị sớm tránh để xảy ra tình trạng viêm phế quản mãn tính , nhất là dẫn đến tắc nghẽn , khí phế thũng hậu quả khó lường . Đặc biệt với người cao tuổi sức yếu , nằm lâu , ít vận động hoặc người cao tuổi nằm điều trị sau các cuộc phẫu thuật như gãy xương ( xương đùi , xương chậu . . . đi lại khó khăn cho nên người bệnh thường nằm bất động dễ gây ứ đọng ở phổi gây viêm phế quản .

 Phòng bệnh viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi

Để tránh mắc bệnh viêm phế quản mãn tính , khi bị viêm phế quản cấp hoặc viêm hô hấp trên ( họng , hầu , mũi , xoang ) cần được khám bệnh càng sớm càng tốt để được điều trị dứt điểm. Không nên trong phòng máy lạnh nhiều giờ liên và không nên để nhiệt độ lạnh quá ( thông thường nên để nhiệt độ khoảng 25 – 26 độ là vừa phải ). Người cao tuổi không nên uống nước lạnh, nước có đá hoặc uống bia lạnh. Hàng ngày tắm, rửa nên dùng nước ấm. Nếu chưa có điều kiện dùng bếp ga, bếp điện, cần cải thiện việc sử dụng bếp than , củi , rơm rạ bằng cách dùng loại bếp ít khói . Nhà ở cần thông thoáng để tránh hiện tượng khói bếp ứ đọng nhiều giờ , không khí không được lưu thông . Người cao tuổi không nên hút thuốc và nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý , cân vận động cơ thể , ít nhất cũng nên đi lại trong nhà ( nếu sức yếu cần có người hỗ trợ ) , nên tập thở hàng ngày , đặc biệt là hít sâu và thở ra để cho phi được hoạt động nhịp nhàng , khí huyết lưu thông .

                                                                                                          PGS.TS.BS Bùi Khắc Hậu

 

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới