Quy trình xét nghiệm hàng triệu người tìm Covid-19 chỉ trong vài ngày

Theo Vietnamnet 02:02 03/04/2020 - Blog chuyên gia
Các chuyên gia Hungary đang nghiên cứu một quy trình có thể xét nghiệm Covid-19 cùng lúc cho vài chục người, từ đó xét nghiệm dân số cả nước, lọc người bị nhiễm chỉ trong vài ngày.

Hiện nay, cộng đồng khoa học thế giới đều thống nhất rằng việc hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19 chỉ có thể đạt được thông qua xét nghiệm hàng loạt, sau đó cách ly những người bị nhiễm bệnh, tìm ra những liên hệ của họ cho đến khi có thể phá vỡ chuỗi lây nhiễm. Điều này đã được Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh trong tất cả các bài phát biểu.

Tuy nhiên, trong trường hợp lây nhiễm quy mô lớn, số người phải xét nghiệm có thể lên đến nhiều triệu người. Điều này là không thực tế và cũng khó khả thi về mặt tài chính, trừ trường hợp tăng được năng lực xét nghiệm lên nhiều lần và giảm chi phí xét nghiệm trên đầu người.

Đặc biệt, ngay cả khi tất cả các nguồn lực được dành cho việc này, xét nghiệm toàn bộ dân số cũng có thể mất tới vài tháng. Khi đó, kết quả xét nghiệm âm tính có thể trở nên lỗi thời chỉ trong một ngày nếu cá nhân bị nhiễm bệnh ngay sau khi lấy mẫu. 

Hàng triệu xét nghiệm trong vài ngày

Török Ákos - một chuyên gia lập trình, Glattfelder Tamás - nhà kinh tế học và Vilmos Péter - trưởng nhóm tại Trung tâm Nghiên cứu Sinh học ở Szeged (Hungary) đã cùng nhau lên kế hoạch đáng kinh ngạc: thực hiện việc sàng lọc Covid-19 với tất cả người dân ở Hungary chỉ trong vài ngày.

Giải pháp của họ là gộp nhiều mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm RT-PCR. Theo một nhà miễn dịch học Hungary, việc này hoàn toàn khả thi về mặt lý thuyết, vì việc lấy nhiều mẫu tổng hợp (phân tích chung) là phương pháp vẫn thường được áp dụng một cách hiệu quả trong thực tiễn.

Quy trình xét nghiệm hàng triệu người tìm Covid-19 chỉ trong vài ngày

Bản chất của đề xuất này bắt nguồn từ hoạt động của RT-PCR (phản ứng chuỗi transcriptase polymerase ngược), một phương pháp phát hiện RNA của virus, từ đó nhận ra sự hiện diện của virus. Hiểu một cách đơn giản là chúng ta tổng hợp nhiều mẫu của nhiều người (có thể lên tới 64 người) thành một và sau đó phân tích chúng cùng lúc. Nếu kết quả là dương tính thì có nghĩa rằng ít nhất 1 người trong nhóm đã bị nhiễm virus.

Theo các nhà nghiên cứu Hungary, với phương pháp này, bạn không cần phải xét nghiệm từng người một để mất vài giờ đồng hồ mới ra kết quả và vài nghìn forint (đơn vị tiền tệ ở Hungary) cho 1 xét nghiệm riêng biệt. Cùng 1 lúc, bạn đã xét nghiệm được cho vài chục người.

Việc này sẽ nâng công suất làm việc của bộ máy hiện có lên nhiều lần, qua đó giảm chi phí xét nghiệm trên đầu người và quan trọng nhất là giảm đáng kể thời gian cần thiết để xét nghiệm cho cả cộng đồng. 

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, công nghệ PCR không phụ thuộc vào mẫu lấy từ bao nhiêu người. Nếu mẫu có chứa RNA của virus (cụ thể hơn là DNA được tổng hợp trên cơ sở RNA), nó sẽ phát hiện ra.

Tất nhiên, chúng ta sẽ không biết chính xác ai (hoặc những ai) trong những người đã lấy mẫu dương tính với virus. Nhưng, nếu mẫu của cả nhóm có kết quả âm tính, thì chúng ta biết rằng không ai trong số họ bị nhiễm.

Ngược lại, nếu trong 1 nhóm (số người được chọn cho một nhóm thường là lũy thừa của 2, tức là 16, 32 hoặc 64) có kết quả là dương tính thì chúng ra lại chia nhóm đó ra làm 2 mẫu và chạy lại PCR. Một trong 2 mẫu nếu là âm tính, thì có nghĩa những người trong nhóm không ai bị nhiễm, khi đó đương nhiên những người bị nhiễm nằm trong nhóm kia.

Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, chúng ta nên xét nghiệm chung cho những người ngoài đời đã có liên quan đến nhau, thường xuyên gặp gỡ nhau như: các thành viên trong gia đình, đồng nghiệp trong văn phòng, công nhân cùng phân xưởng, hay những người bay cùng trên 1 chuyến bay. 

Những vấn đề cần giải quyết để áp dụng quy trình

“Chúng tôi ước tính rằng 10 triệu công dân Hungary sẽ cần 200 thiết bị PCR có sẵn trong nước. Bằng cách chia các máy này và vận hành chúng theo ba ca, về mặt lý thuyết toàn bộ dân số nước Hungary có thể được sàng lọc trong một ngày, thực tế có thể từ hai đến bốn ngày”, Török Ákos nói.

Török Ákos nhấn mạnh, nút thắt của kế hoạch không phải là số lượng máy PCR, mà là việc thực hiện các quy trình chuyên nghiệp cần thiết để sàng lọc PCR ở mức độ khối lượng công việc lớn, tức là các công việc hậu cần, lấy và vận chuyển mẫu, các biện pháp trong trường hợp có kết quả dương tính. 

Theo nhóm nghiên cứu, chúng ta có thể thiết lập các điểm lấy mẫu trên khắp đất nước. Kết quả sẽ được thông báo cho họ qua tin nhắn. Nội dung tin nhắn không thông báo là ai đó chắc chắn bị nhiễm bệnh, mà chỉ là: anh (chị) thuộc nhóm những người bị nhiễm bệnh, vì vậy anh (chị) là người bị nghi nhiễm có nguy cơ cao (F0-F1) và phải tự thực hiện cách ly tại nhà.

Nếu thành công trong việc sàng lọc toàn bộ (hoặc một phần lớn) dân số và cách ly được những người nhiễm bệnh, thì tuy chưa giải quyết được rốt ráo vấn đề, nhưng chúng ta đã giảm được đáng kể sự lây lan. 

Trên thực tế, một vòng thử nghiệm chắc chắn sẽ để lại một số lượng lớn người nhiễm bệnh trong dân số có thể từ từ tái phát dịch. Do đó, việc xét nghiệm nên liên tục được lặp lại sau vài tuần để phát hiện sự xuất hiện của các ổ bệnh mới kịp thời và để ngăn chặn dịch bệnh tái phát. 

“Mục tiêu của ý tưởng này là giữ cho dịch bệnh ở mức thấp nhất trên quy mô xã hội với các biện pháp có chi phí tối thiểu và giúp cho các sinh hoạt trong nước được trở lại một cách thận trọng nhưng ổn định. Ngay sau khi đã có các giải pháp hữu hiệu khác (thuốc chữa bệnh, vắc-xin hoặc xét nghiệm nhanh) chúng ta sẽ áp dụng ngay các giải pháp đó”, Török Ákos lập luận.

 Bạch Quốc Mạnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới