Tại sao một bệnh nhân Vĩnh Phúc lây virus corona 6 người?
Theo ông Hải, có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh trung bình mỗi bệnh nhân Covid-19 chỉ lây cho 2-3 người. Tuy nhiên bệnh nhân Nguyễn Thị Dự 23 tuổi ở Vĩnh Phúc lại lây cho 6 người trong một gia đình. Cụ thể là lây cho bố, mẹ, em gái, hàng xóm và người thân.
"Có thể trong cơ thể bệnh nhân Dự có nồng độ virus nCoV cao hơn những người bệnh khác", ông nói. "Tất nhiên, tất cả mới chỉ là suy đoán, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu thêm trường hợp này".
Hiện nay, những người nghi nhiễm nCoV đều được cách ly, lấy mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm. Viêm phổi do vius corona (Covid-19) được xét nghiệm chẩn đoán bằng kỹ thuật Real time RT - PCR. Mẫu bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được thu thập bằng tăm bông và bảo quản trong môi trường phù hợp.
Tuy nhiên theo ông Hải, tất cả xét nghiệm này chỉ mang tính chất định tính, chứ không thể biết định lượng, tức nồng độ nCoV trong cơ thể bệnh nhân.
Ông Hải cho biết, sau khi xuất viện về Vĩnh Phúc, Dự vẫn đang được cách ly tại cơ sở y tế ở huyện Bình Xuyên để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Sức khỏe của cô vẫn ổn định. Gia đình Dự gồm bố, mẹ, em gái và người thân cũng đang được cách ly điều trị.
Dự là một trong nhóm 8 người Công ty Nihon Plast từ Vũ Hán, Trung Quốc, tâm dịch Covid-19, về nước ngày 17/1. Dự cũng là người đầu tiên trong nhóm xuất hiện triệu chứng bệnh, xác định dương tính nCoV và được cách ly điều trị đầu tiên. Sau khi Dự nhập viện, lần lượt đến chị họ, hàng xóm, mẹ, em gái, em bé 3 tháng tuổi và bố Dự bệnh, dương tính nCoV.
5 người khác trong nhóm về tywf Vũ Hán cũng mắc bệnh nhưng hiện chưa có người trong nước nào bị lây nhiễm từ họ. Hai người còn lại trong nhóm đang cách ly theo dõi, không có triệu chứng.
Bệnh nhân Nguyễn Thị Dự sau khi xuất viện. Ảnh: Giang Huy |
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus corona có thể gây ra các triệu chứng nhẹ giống như cúm nhưng cũng có thể bệnh nặng mới nhiều triệu chứng.
Ở Việt Nam những trường hợp đã được xác định dương tính mới chỉ mức độ nhẹ. Bởi vậy những bệnh nhân Covid-19 hiện tại sức khỏe ổn định, không ai có biểu hiện nguy kịch đến tính mạng, không giống như hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) hoặc hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).Trên thế giới, tỷ lệ bệnh nhân tử vong hiện nay là khoảng 2%, tỷ lệ nguy kịch khoảng 3% trên tổng số người nhiễm bệnh. Thống kê các trường hợp tử vong cho thấy những người lớn tuổi mắc các bệnh lý nền (bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc bệnh mạn tính khác như ung thư) vốn dĩ có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của họ, tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể.
Đến sáng 15/2, Việt Nam ghi nhận 16 ca dương tính nCoV, riêng Vĩnh Phúc nhiều nhất với 11 ca trong đó đến 6 bệnh nhân có liên quan đến bệnh nhân Dự.
Thúy Quỳnh
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Blog chuyên gia - 14/11/2023
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Blog chuyên gia - 27/09/2021
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Blog chuyên gia - 25/09/2021
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Blog chuyên gia - 23/09/2021
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?
Blog chuyên gia - 22/09/2021
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?