Test nhanh tại nhà dương tính, tôi cần làm gì?

Khi người dân báo có kết quả tự làm xét nghiệm dương tính, tổ Covid cộng đồng hoặc tổ dân phố, nhân viên y tế sẽ đến nhà để lấy mẫu xét nghiệm nhanh lại để có những bước quản lý, điều trị tiếp theo.
(Ảnh minh họa: Bộ Y tế)
(Ảnh minh họa: Bộ Y tế)

 

Câu hỏi: Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn vừa kêu gọi người dân tại TP Hồ Chí Minh tự test nhanh tại nhà. Cho tôi hỏi nếu sau khi test nhanh mà tôi có kết quả dương tính thì cần phải làm gì?

Trả lời:

Theo công văn số 6296/SYT-NVY của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh về việc chăm sóc và quản lý người F0 trên địa bàn quy định rõ: 

Người có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 trạm y tế phường, xã, thị trấn và trạm y tế lưu động quản lý danh sách.

Khi người dân có kết quả xét nghiệm test nhanh hoặc rRT-PCR dương tính, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố và trung tâm y tế phải khẩn trương gửi ngay danh sách về các trạm y tế hoặc trạm y tế lưu động để triển khai ngay công tác chăm sóc.

Khi người dân báo có kết quả tự làm xét nghiệm dương tính qua điện thoại, qua phần mềm “Hệ thống khai báo y tế điện tử”, tổ Covid cộng đồng hoặc tổ dân phố, nhân viên y tế sẽ đến nhà để lấy mẫu xét nghiệm nhanh lại.

Nếu F0 thuộc nhóm nguy cơ (người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai...), y tế địa phương sẽ thuyết phục cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung tại các phường, xã, thị trấn và quận, huyện.

Các bước quản lý F0 bao gồm:

- Bước 1: Ghi lại đầy đủ thông tin về địa chỉ nhà, số điện thoại của người F0 và người thân trong gia đình.

- Bước 2: Phát ngay túi thuốc điều trị Covid-19 (gói thuốc A, gói thuốc B), phổ biến và hướng dẫn cho người F0 biết, chấp nhận tham gia và ký vào “Phiếu chấp thuận tham gia chương trình Molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc Covid-19, phát gói thuốc C.

- Bước 3: Tầm soát đủ điều kiện để cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung. Hướng dẫn người F0 tự theo dõi và khai báo tình hình sức khỏe mỗi ngày (tự ghi vào sổ tay hay khai báo y tế điện tử).

- Bước 4: Cung cấp các số điện thoại để người F0 biết và gọi khi cần trợ giúp.

F0 điều trị tại nhà sẽ được thăm hỏi tình hình sức khỏe qua điện thoại mỗi ngày và khám chữa bệnh tại nhà.

PV

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới