Test nhanh tại nhà và cách xử trí khi có kết quả dương tính

Sau khi test nhanh có kết quả dương tính, người dân cần bình tĩnh và cách ly với người thân tại nơi riêng biệt, tránh tiếp xúc với những người chung quanh, sau đó thông báo cho nhân viên y tế địa phương để được hướng dẫn.
Tự test nhanh tại nhà sẽ giảm lây nhiễm chéo.
Tự test nhanh tại nhà sẽ giảm lây nhiễm chéo.

 

Câu hỏi: Làm thế nào để người dân tự test nhanh tại nhà. Khi kết quả dương tính, người dân cần làm gì?

Trả lời: 

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh: 

Xét nghiệm nhanh kháng nguyên hay còn gọi là test nhanh có ưu điểm thuận tiện khi sử dụng, cho kết quả nhanh trong vòng 30 phút và không quá khó thực hiện. Có hai kỹ thuật lấy mẫu chúng ta có thể áp dụng là kỹ thuật lấy mẫu tỵ hầu và kỹ thuật ngoáy dịch mũi. Và một điều cần lưu ý khi tự làm test nhanh tại nhà chính là cần lựa chọn những bộ test nhanh nằm trong danh sách phê duyệt của Bộ Y tế.

Kỹ thuật lấy mẫu

Cách 1: Kỹ thuật lấy mẫu tỵ hầu

- Đầu ngửa về phía sau 70 độ

- Thả lỏng người và tập trung thở bằng miệng

- Cầm phần đuôi của que lấy mẫu

- Đưa que lấy mẫu song song với vách mũi, đưa sâu vào bên trong. Không se que lấy mẫu trong quá trình đưa que lấy mẫu vào. Kỹ thuật lấy đúng là 3/4 chiều dài que lấy mẫu được đưa vào sâu bên trong mũi. Khi thực hiện đưa que lấy mẫu vào có cảm giác “sụp hầm” hay “sụp ổ gà” là thành công.

- Xoay nhẹ đầu que lấy mẫu 5-10 giây rồi rút ra.

Cách 2: Kỹ thuật ngoáy dịch mũi

- Đầu ngửa về phía sau

- Cầm cán que, nhẹ nhàng đưa đầu bông vào lỗ mũi thứ nhất cho đến khi cảm thấy lực cản nhẹ và không còn nhìn thấy đầu bông, sâu khoảng 2cm.

- Xoay que 3 lần và giữ yên 10 giây. Tiếp tục xoay và ngoáy đầu bông để lau toàn bộ thành trong và cuối khoang mũi cho đến khi đầu bông ướt hoàn toàn.

- Chuyển đầu bông sang lỗ mũi thứ hai và lặp lại thao tác như trên.

- Nhẹ nhàng xoay và rút que lấy mẫu ra.

Xử lý mẫu

- Đưa tăm bông vào ống môi trường đã chuẩn bị sẵn.

- Để 5 phút cho dịch tỵ hầu vừa lấy hòa tan với dịch có sẵn trong ống.

- Bóp và lắc nhẹ ống môi trường, sau đó nhỏ 5 giọt vào test nhanh.

Đọc kết quả

Trong mỗi bộ test nhanh đều có hướng dẫn cách đọc kết quả. Thông thường C là vạch chuẩn, T là vạch kết quả. Tùy từng nhà sản xuất mà thời gian chờ có kết quả cũng khác nhau. Cần lưu ý đọc đúng theo thời gian nhà sản xuất quy định.

Người dân cần làm gì khi có kết quả dương tính

Sau khi test nhanh có kết quả dương tính, người dân cần bình tĩnh và cách ly với người thân tại nơi riêng biệt, tránh tiếp xúc với những người chung quanh, sau đó thông báo cho nhân viên y tế địa phương để được hướng dẫn.

Người có kết quả âm tính cũng không được chủ quan, bởi độ nhạy và độ đặc hiệu của test nhanh không chính xác bằng xét nghiệm RT-PCR. Do đó, cần phải theo dõi thêm những triệu chứng khác, đặc biệt vẫn thực hiện nghiêm quy định 5K để bảo đảm an toàn.

Sau khi lấy mẫu test nhanh SARS-CoV-2 tại nhà, dù âm tính hay dương tính cũng cần phải đóng gói bộ kit test đã sử dụng bằng 2 lớp ni-lông màu vàng (đây là màu tượng trưng cho bao rác y tế) và dán giấy ghi chú là rác thải Covid-19.

Người dân tuyệt đối không để chung bộ kit đã sử dụng với rác thải sinh hoạt hằng này để tránh lây nhiễm.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới