Thói quen có hại nào dễ khiến mắc đột quỵ não, gây tử vong và tàn phế cao?

Theo chuyên gia Hồi sức thần kinh, nhóm nguy cơ cao bị đột quỵ não thường là bệnh nhân tiểu đường, tim mạch, béo phì, lạm dụng thuốc lá, rượu...
Nhóm nguy cơ cao bị đột quỵ não thường là bệnh nhân tiểu đường, tim mạch, béo phì, lạm dụng thuốc lá, rượu... (ảnh minh họa)
Nhóm nguy cơ cao bị đột quỵ não thường là bệnh nhân tiểu đường, tim mạch, béo phì, lạm dụng thuốc lá, rượu... (ảnh minh họa)

Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Khoa Nội, Hồi sức thần kinh, BV Hữu nghị Việt Đức, có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ não nhưng đột quỵ thường gặp ở những người bị đái tháo đường, có nguy cơ gấp 4 lần so với người bình thường. Bên cạnh đó, người tăng huyết áp cũng có nguy cơ mắc đột quỵ gấp 3 lần so với người bình thường, bệnh tim mạch, gấp 6 lần; các loại bệnh lý khác như rối loạn mỡ máu, những người béo phì, ít vận động, hút nhiều thuốc lá, lạm dụng rượu, chất gây nghiện như heroin, amphetamin cũng có nhiều nguy cơ hơn so với các đối tượng khác.

Trước đây, đột quỵ não thường xảy ra ở những người cao tuổi, nhưng ngày nay có khoảng 25% ca đột quỵ lại xảy ra ở những người trẻ tuổi. Tỷ lệ đột quỵ não ở người trẻ tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua. Đặc biệt đối với những người lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích và có thể trạng béo phì.

TS. Nguyễn Anh Tuấn cho biết thêm, mặc dù đột quỵ là bệnh gây tử vong và tàn phế cao nhưng chúng ta có thể phòng ngừa được. Theo đó, để phòng bệnh đột quỵ não, người dân cần tránh các yếu tố nguy cơ bằng thói quen sống tích cực, không lạm dụng bia rượu; không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích; chế độ ăn uống khoa học, hợp vệ sinh, cân đối các chất với nhiều rau xanh, hoa quả tươi, giảm muối, giảm mỡ; tập luyện thể dục hàng ngày, tránh tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài.

Bên cạnh đó, để hạn chế đột quỵ não người dân cần kiểm soát và điều trị tốt các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh lý tim mạch... bằng cách đo huyết áp hằng ngày, kiểm tra sức khỏe định kì để kịp thời phát hiện và có sự điều chỉnh phù hợp.

BS. Tuấn lưu ý, trong trường hợp không may xảy ra đột quỵ não, người dân cần lưu ý "thời gian vàng" là dưới 4,5 giờ sau khi bị đột quỵ để đưa bệnh nhân tới cơ sở y tin chuyên khóa điều trị kịp mới có được kết quả tốt.

Uyên Vũ

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới