Uống rượu ngày lạnh cho “ấm bụng”, cẩn trọng đột quỵ, mất mạng

Những ngày trời lạnh, quan niệm uống rượu cho “ấm bụng” khiến nhiều trường hợp tai biến, đột quỵ nặng, thậm chí phải trả giá bằng cả tính mạng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo PGS. TS. Tạ Mạnh Cường, Phó viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, BV Bạch Mai, khi uống rượu trong thời tiết giá lạnh mà còn mặc quần áo không đủ ấm cực kỳ nguy hiểm. Bởi khi uống rượu, các mạch máu giãn ra, gặp trời lạnh, mạch đột ngột co lại gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến, đột quỵ và nguy cơ tử vong rất cao. Nếu người dân mua phải rượu trôi nổi, không rõ nguồn gốc còn có thể gây ngộ độc rượu, xuất huyết não do rượu rất nặng mà hầu như không cứu được.

“Không nên uống rượu, nhất là trong thời tiết giá lạnh. Không có chuyện uống rượu giúp cho ấm cơ thể. Sẽ rất nguy hiểm nếu uống rượu mà gặp lạnh thì không những đột quỵ mà còn có thể nhồi máu cơ tim, có thể dẫn tới tử vong”, ông Cường khuyến cáo.

Theo các chuyên gia tim mạch, các cơn tai biến hay đột quỵ càng dễ xảy ra hơn ở những người già, người bị suy nhược cơ thể, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch hay mắc các bệnh tim mạch… lại uống rượu.

Ngoài ra, để phòng chống đột quỵ, nhiều người quan niệm cần uống thuốc an cung để phòng đột quỵ. Tuy nhiên theo Phó viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, đây là thuốc chỉ có thể sử dụng trong trường hợp nhồi máu não, còn nếu bệnh nhân bị xuất huyết não, việc sử dụng an cung có thể gây chảy máu ồ ạt, nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Người dân khi chưa xác định được chính xác người bệnh bị đột quỵ dạng nào không nên tùy tiện dùng thuốc.

Để phòng tránh tai biến, đột quỵ, ông Cường lưu ý: Đối với người mắc bệnh mạn tính như: Tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, không có cách nào khác là kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây tai biến, đột quỵ não. Cụ thể, người tăng huyết áp cần phải theo dõi và điều trị huyết áp theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát đường huyết tránh các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, người bệnh có rối loạn mỡ máu cần được theo dõi và điều trị.

“Khi trời lạnh đột ngột, tốt nhất những người bệnh, người có sức khỏe yếu hạn chế ra ngoài, nếu bắt buộc phải ra ngoài đường, tiếp xúc với trời lạnh, tốt nhất nên mặc đủ ấm. Về chế độ dinh dưỡng phòng tránh đột quỵ, người bệnh nên ăn nhạt, tuân thủ chế độ dinh dưỡng của bác sĩ khuyến cáo với căn bệnh của mình, hạn chế đồ ăn nhiều mỡ, phủ tạng động vật, cần bổ sung thêm rau xanh, quả chín, uống đủ nước”, PGS. Cường khuyến cáo.

Hoàng Ngân

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới