Vì sao nhiều người không uống được sữa?

Theo Nhân dân 10:40 31/10/2019 - Blog chuyên gia
Không uống được sữa về cơ bản là do cơ thể bạn không tiêu hóa được lactose, một dạng đường có trong sữa.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dạng đường này cũng có trong các sản phẩm làm từ sữa như kem và phô mai tươi. Thông thường ruột non sản xuất một loại enzym là lactase. Lactase phân hủy đường sữa thành đường đơn giản gọi là glucose. Glucose được hấp thụ vào cơ thể bằng đường máu.

Tuy nhiên có những người lượng enzym lactase được sản xuất ra rất ít hoặc không có. Khi đó lactose trong sữa không được tiêu hóa đi vào ruột già. Nơi có hàng triệu vi khuẩn sẽ phá vỡ chúng, dẫn đến sản xuất nước và khí dư thừa. Là nguyên nhân khiến bạn bị tiêu chảy, đầy hơi, chuột rút cơ bụng sau khi uống sữa hay sử dụng các sản phẩm từ sữa.

Có hai dạng không tiêu hóa được lactose là nguyên phát và thứ phát. Không dung nạp lactose nguyên phát là dạng phổ biến nhất. Bình thường, rất hiếm có trường hợp trẻ mới sinh ra đã bị chứng không dung nạp lactose. Tuy nhiên, có những người lượng lactase được sản xuất giảm dần theo thời gian.

Còn dạng không dung nạp lactose thứ phát là do ruột non giảm sản xuất lactase sau khi bị bệnh, viêm dạ dày ruột do siêu vi, hay trải qua phẫu thuật có liên quan đến ruột non.

Nếu bạn bị chứng không dung nạp lactose, có thể dùng các loại sữa không có chất lactose hoặc đã giảm hàm lượng lactose trong vòng một đến 2 tuần. Sữa chua và các loại phô mai đã lên men lâu thường rất dễ tiêu hóa vì chất lactose đã bị phân hủy trong quá trình chế biến.

                                                                                                       Lê Cầm (Theo AumSum)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới