Viêm ruột thừa có cần mổ?

Theo VnExpress 09:26 30/11/2020 - Blog chuyên gia
Viêm ruột thừa phát hiện sớm, chưa biến chứng, chỉ mới sưng đỏ, chớm mủ... có thể điều trị kháng sinh, không cần mổ.

Phó giáo sư Nguyễn Văn Hải, Trưởng Bộ môn Ngoại tổng quát Đại học Y Dược TP HCM, Trưởng Khoa Ngoại Tiêu hóa Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết khoảng 90% viêm ruột thừa khởi phát từ vết loét ở niêm mạc, từ đó kích ứng phản ứng viêm xung quanh, gây sưng, phù nề. Các nghiên cứu chứng minh điều trị viêm ruột thừa cấp bằng kháng sinh nếu đúng chỉ định sẽ khả thi, an toàn, hiệu quả về kinh tế, tránh biến chứng của cuộc mổ.

"Điều trị kháng sinh khá đơn giản, bệnh nhân chỉ cần kháng sinh đường tĩnh mạch 2-3 ngày sau đó chuyển sang thuốc uống khoảng một tuần, dưới sự theo dõi của bác sĩ", phó giáo sư Hải chia sẻ. Nếu tái phát bệnh có thể dùng kháng sinh lần hai. Những bệnh nhân viêm ruột thừa không chịu được cuộc mổ như người suy tim nặng, trường hợp từ chối mổ... có thể cân nhắc điều trị nội khoa.

Theo bác sĩ Hải, nếu bệnh nhân viêm ruột thừa cấp đến trễ, giai đoạn có biến chứng, hoại tử, áp xe, hoặc ruột thừa bể vào bụng gây viêm phúc mạc, hình thành ổ mủ trong bụng... thì không thể dùng kháng sinh mà phải mổ. Ngay cả điều trị kháng sinh vẫn có tỷ lệ thất bại, đau vẫn tiếp tục tiếp tục tiến triển, phải phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Hiện nay cắt ruột thừa được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi, không có đường mổ dài nên tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ rất ít.

Ruột thừa bình thường và ruột thừa bị viêm. Ảnh: drajaysharma
Ruột thừa bình thường và ruột thừa bị viêm. Ảnh: drajaysharma

Trong ổ bụng, vị trí của viêm ruột thừa thay đổi rất nhiều theo chiều kim đồng hồ, bệnh cảnh của viêm ruột thừa rất đa dạng nên có thể gây khó khăn cho chẩn đoán. Người lớn, trẻ em, người có cơ địa đặc biệt như phụ nữ mang thai, người nghiện ma tuý... thường có biểu hiện bệnh khác nhau. Hiện nay các bước tiến về chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, siêu âm, chụp CT, MRI... hỗ trợ rất lớn cho bác sĩ trong chẩn đoán bệnh nhưng vẫn không thể chính xác hoàn toàn. Có trường hợp cơ sở y tế bỏ sót viêm ruột thừa do nhầm lẫn các bệnh đường tiêu hóa.

Phó giáo sư Hải phân tích, triệu chứng gợi ý của viêm ruột thừa là đau bụng quanh rốn hay trên rốn khoảng vài giờ rồi dồn xuống đau vùng bụng dưới bên phải, có thể kèm theo nôn, buồn nôn, sốt... Nhiều người không đau quanh rốn, trên rốn mà ngay từ đầu chỉ đau hố chậu phải, kéo dài nhiều giờ không bớt.

Đau ở hố chậu bên phải là triệu chứng điển hình, rất có ý nghĩa trong chẩn đoán viêm ruột thừa. "Khi có những triệu chứng này, cần đến bệnh viện sớm, tránh để lâu dẫn đến biến chứng nguy hiểm", phó giáo sư Hải khuyến cáo.

Lê Phương

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới