Viện sĩ Chung Nam Sơn: Đỉnh dịch 2019-nCoV vào sau trung tuần tháng 2

12/02/2020 - Blog chuyên gia
Viện sĩ Chung Nam Sơn, chuyên gia hàng đầu về hô hấp của Trung Quốc, mới đây đã khẳng định, dịch 2019-nCoV tại Trung Quốc sẽ lên đến đỉnh điểm vào sau trung tuần tháng 2 này, sau đó sẽ đi xuống.
Viện sĩ Chung Nam Sơn tham dự hội chẩn trực tuyến với các bác sĩ tại Vũ Hán ngày 11-2 (Nguồn: Nhân Dân nhật báo)
Viện sĩ Chung Nam Sơn tham dự hội chẩn trực tuyến với các bác sĩ tại Vũ Hán ngày 11-2 (Nguồn: Nhân Dân nhật báo)

Viện sĩ Chung Nam Sơn căn cứ vào các phân tích số học, diễn tiến bệnh dịch gần nhất, kết hợp với tình hình thời tiết và số ca nhiễm mới cũng như số ca khỏi bệnh để đưa ra nhận định như trên. Ông cho biết, tuy không thể đưa ra được dự đoán mang tính bước ngoặt, nhưng các yếu tố trên cho thấy, 2019-nCoV sẽ lên đến đỉnh điểm vào sau trung tuần tháng 2, rồi sẽ bắt đầu đi xuống.

Thời điểm này đang là lúc bốn thành phố lớn Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến và các địa phương của Trung Quốc đón người dân trở về sinh sống và làm việc. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến người dân quốc gia này lo sợ về một đợt bùng phát mới. Tuy nhiên, do virus corona có thời gian ủ bệnh, sau thời điểm bùng phát và quãng thời gian nghỉ Tết kéo dài, hầu hết các ca ủ bệnh đã phát bệnh.

“Toàn Trung Quốc đã phát động phong trào phòng, chống dịch. Phát hiện sớm, chẩn đoán sớm, cách ly sớm là cách làm nguyên thủy nhất và cũng hiệu quả nhất được tiến hành từ ngày 22-1. Đến bây giờ chắc chắn đã phát huy tác dụng”, Viện sĩ Chung Nam Sơn đưa ra phân tích. Tâm dịch Vũ Hán hiện đang nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ, hơn 10.000 nhân viên y tế từ các nơi đã có mặt tại địa phương, bệnh viện Hỏa Thần Sơn, Lôi Thần Sơn và hàng loạt bệnh viện dã chiến khác đã cung cấp thêm cho Vũ Hán hơn 5.000 giường bệnh.

Viện sĩ Chung Nam Sơn nhấn mạnh: "Thế kỷ 21, nhân loại có ba lần chiến đấu với virus chủng corona, đó là SARS năm 2003, MERS năm 2015 và nCoV năm 2019. Trước mắt, so với tỷ lệ tử vong 8-10% của SARS và cao hơn nữa của MERS, 2019-nCoV thấp hơn với khoảng 2%. Đây là thời điểm khó khăn, tuy chưa có thuốc đặc trị, nhưng các y, bác sĩ đang nỗ lực duy trì thể trạng và đề kháng cho các bệnh nhân. Toàn thể cộng đồng trong nước và quốc tế đang hướng về đây. Tôi tin rằng tình hình bệnh dịch tại Vũ Hán sẽ có tiến triển tốt".

Cục phòng chống dịch Ủy ban Y tế Trung Quốc trong cuộc họp báo chiều 11-2 cho biết, từ ngày 3-2, tỷ lệ các ca nhiễm bệnh trên toàn quốc có xu hướng giảm. Kết quả trên là nhờ hàng loạt biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn virus lan tỏa. Trong lĩnh vực giao thông, sau nghỉ Tết, các địa phương đã thực hiện nghiêm việc xuất hành xen kẽ, tránh gây ùn tắc. Các chốt giao thông tại giao điểm tỉnh lộ bảo đảm lưu lượng phương tiện giao thông nằm trong phạm vi khống chế.

VI SA (Phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới