Website bác sĩ giải đáp hen suyễn và COPD

Website "Bác sĩ giải đáp" quy tụ các chuyên gia hô hấp Pháp và Việt Nam, giải đáp thắc mắc về bệnh hen suyễn và phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Trang web phi thương mại, được Đại sứ quán Pháp khởi động chiều 13/10. Đây là một hoạt động trong chuỗi dự án hợp tác Pháp - Việt Nam chống lại các bệnh hô hấp mạn tính thường gặp.

Phó giáo sư, bác sĩ Trần Văn Ngọc, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết từ đầu năm đến nay, đại dịch Covid-19 khiến cả thế giới chấn động, những người có triệu chứng hô hấp như ho và khó thở được đặc biệt quan tâm.

Ngoài Covid-19, hen suyễn và COPD cũng thuộc nhóm bệnh hô hấp mạn tính rất nghiêm trọng, bởi không thể chữa khỏi hoàn toàn và cần điều trị dài hơi. Riêng COPD đứng thứ ba trong danh sách các bệnh lý gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Tại Việt Nam, hút thuốc lá, thay đổi thời tiết, ô nhiễm môi trường... là nguyên nhân chính khiến hen suyễn và COPD trở thành hai bệnh lý hô hấp phổ biến nhất. Khoảng 5% dân số mắc bệnh hen, 9% mắc COPD. Tuy nhiên rất ít người biết và hiểu về các bệnh lý này, dẫn đến hệ lụy như tử vong, điều trị dài ngày không hiệu quả, tăng gánh nặng y tế cho xã hội và gia đình...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trang web ra đời với mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân về các yếu tố nguy cơ nhằm phòng tránh bệnh. Các bác sĩ cũng chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời cho người bệnh cũng như phổ biến kiến thức bệnh lý tới bệnh nhân, thân nhân.

Theo Phó giáo sư, bác sĩ Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TP HCM, các thông điệp trên website được xây dựng từ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa hô hấp hàng đầu tại Pháp và Việt Nam. Nội dung thông điệp ngắn gọn, thể hiện sinh động bằng video, mô phỏng hình ảnh...

Thắc mắc gửi đến các chuyên gia thông qua mục câu hỏi, kèm số điện thoại hoặc email liên lạc. Hội đồng chuyên gia sẽ thảo luận và gửi câu trả lời riêng cũng như công khai trên website. Vì vậy, nội dung câu trả lời đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy.

"Tuy nhiên trang web không thể thay thế được vai trò của bác sĩ và bệnh viện. Để chẩn đoán tình trạng bệnh lý, người dân vẫn phải đến bệnh viện để khám và điều trị", bác sĩ Lan nhấn mạnh.

Thư Anh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới