Xử trí khi bị chảy máu mũi
Chảy máu mũi có hai dạng là chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau. Chảy máu mũi trước xảy ra ở người trẻ thường do chấn thương hoặc tiếp xúc với môi trường có độ ẩm thấp làm khô niêm mạc mũi. Trong khi đó, chảy máu mũi sau thường ở người trên 50 tuổi, đa số là nam và một số trường hợp ở phụ nữ do giảm hormone estrogen.
Tình trạng chảy máu mũi thường xảy ra vào mùa lạnh, nơi có độ ẩm thấp. Sưởi lò quá nóng làm khô và hư niêm mạc mũi cũng dẫn đến chảy máu. Người bệnh dùng các thuốc hít mũi hoặc tổn thương niêm mạc do ung thư xâm nhập, các bệnh u hạt, chấn thương mũi...
Bệnh nhân có thể chảy máu tại chỗ hoặc chảy máu toàn thân. Nguyên nhân chảy máu mũi tại chỗ thường do chấn thương như ngoáy mũi, dị vật vào mũi, phẫu thuật mũi xoang, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm xoang mạn tính, nhiệt độ lạnh, môi trường có độ ẩm thấp... Nguyên nhân chảy máu mũi toàn thân gồm các bệnh nhiễm trùng, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh rối loạn đông máu, khối u ác tính, bệnh gan, hóa trị...
Dấu hiệu của chảy máu mũi trước chủ yếu là máu chảy ra phía trước và ở một bên mũi. Khi bóp chặt hai bên cánh mũi, máu sẽ giảm hoặc ngưng chảy. Trong trường hợp này, bóp chặt hai bên cánh mũi sẽ làm máu ngưng chảy từ 10 đến 12 phút. Lưu ý, bóp phần chóp mũi mềm mại, không bóp trên phần xương sống mũi.
Trường hợp làm thủ thuật nhét bấc mũi trước mà máu vẫn chảy, cần nghĩ đến chảy máu mũi sau. Dấu hiệu nhận biết là máu chảy hai bên mũi và ra sau, chủ yếu đi xuống họng với lượng máu nhiều. Trường hợp máu vẫn chảy sau khi nhét bấc mũi, bệnh nhân cần được hồi sức tích cực và bù lượng máu đã mất.
Bệnh nhân có thể dùng thuốc co mạch tại chỗ nhỏ vào mũi để làm ngưng chảy máu. Nếu mũi vẫn còn chảy máu, nên đến các trung tâm y tế để bác sĩ khám và xử trí kịp thời.
Khi chảy máu mũi nặng, phải ngăn chảy máu tại các mạch máu gần nhất bằng cách thắt động mạch qua đường mổ cạnh cổ, thuyên tắc mạch qua thủ thuật can thiệp nội mạch, đốt cầm máu qua nội soi mũi xoang...
Bác sĩ Phạm Kiên Hữu (Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM)
Nguồn: https://vnexpress.net/suc-khoe/xu-tri-khi-bi-chay-mau-mui-4027771.html
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Blog chuyên gia - 14/11/2023
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Blog chuyên gia - 27/09/2021
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Blog chuyên gia - 25/09/2021
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Blog chuyên gia - 23/09/2021
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?
Blog chuyên gia - 22/09/2021
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?