Y bác sĩ vẫn có thể nhiễm nCoV dù mặc đồ bảo hộ
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Học viện Hoàng gia London, công bố ngày 31/7, trên tạp chí khoa học Lancet. Theo đó, các nhân viên y tế đeo găng tay, áo bảo hộ và khẩu trang đầy đủ vẫn có nguy cơ nhiễm nCoV gấp ba đến 4 lần so với dân số nói chung. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho bộ phận dân tộc thiểu số thậm chí có nguy cơ dương tính cao hơn.
Người Mỹ gốc Phi, Latin và nhân viên y tế thuộc vùng dân tộc thiểu số cũng có nguy cơ mắc Covid-19 cao gấp 5 lần so với người da trắng.
"Hơn 20% nhân viên y tế tuyến đầu báo cáo họ có ít nhất một biểu hiện nhiễm nCoV so với 14,4% dân số nói chung. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, mất khứu giác, vị giác và khàn giọng", các nhà khoa học viết.
Để tiến hành nghiên cứu, họ đã sử dụng ứng dụng theo dõi triệu chứng Covid-19, thu thập dữ liệu của hơn 2 triệu người, bao gồm gần 100.000 nhân viên y tế tuyến đầu ở Mỹ và Anh, từ 24/3 đến 23/4.
Các tác giả phát hiện cứ 100.000 nhân viên y tế thì 2.700 người mắc Covid-19. Trong khi số ca nhiễm đầu người nói chung chỉ là 240/100.000.
"Sau khi tính toán sự khác biệt, chúng tôi ước tính nhân viên tuyến đầu có khả năng dương tính với Covid-19 cao hơn gấp ba đến 4 lần", họ kết luận.
Giáo sư Sebastien Ourselin thuộc Học viện Hoàng gia London, người đứng đầu công trình, nhận định: "Dữ liệu này tiết lộ nhân viên y tế vẫn có nguy cơ nhiễm nCoV rất cao dù được trang bị đồ bảo hộ".
Các nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra có tới 10-20% trường hợp nhiễm nCoV ở những người làm việc tuyến đầu.
"Công trình của chúng tôi đánh giá chính xác về mức độ tăng nguy cơ nhiễm virus ở nhân viên y tế so với cộng đồng nói chung", tiến sĩ Andrew Cang, giám đốc khoa Dịch tễ học Ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, phát biểu.
Vào thời điểm dự án được thực hiện, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Mỹ và Anh đang gặp phải tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng găng tay, áo bảo hộ và khẩu trang.
"Nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ, tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu dụng cụ bảo hộ cá nhân", Chang nói. "Kết quả của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp quyền tiếp cận đầy đủ với đồ bảo hộ cho nhân viên y tế. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy phân biệt chủng tộc có liên quan đến sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận đồ bảo hộ, góp phần vào nguy cơ lây nhiễm không tương xứng giữa các nhân viên y tế tuyến đầu".
Báo cáo kết luận các hệ thống chăm sóc sức khỏe cần đảm bảo cung cấp đầy đủ đồ bảo hộ cho nhân viên y tế cũng như phát triển các chiến lược bổ sung nhằm bảo vệ họ khỏi Covid-19, đặc biệt là đối với người châu Phi, châu Á và dân tộc thiểu số.
Mạnh Kha (Theo CNN)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Blog chuyên gia - 14/11/2023
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Blog chuyên gia - 27/09/2021
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Blog chuyên gia - 25/09/2021
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Blog chuyên gia - 23/09/2021
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?
Blog chuyên gia - 22/09/2021
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?