Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng
Cuối năm 2018, Dạ Ly, người đẹp tham dự Miss Teen năm 2010 qua đời sau 6 tháng chống chọi với ung thư buồng trứng. Trước đó, cô đã trải qua 3 lần phẫu thuật điều trị, khi phát hiện đã muộn khiến khả năng chữa khỏi thấp.
Đây là căn bệnh cướp đi sinh mạng của nhiều phụ nữ. Thống kê của Tổ chức Ung thư Toàn cầu Globoncan 2018 công bố, mỗi năm Việt Nam có hơn 1.500 phụ nữ phát hiện mắc bệnh, 856 người tử vong. Đa số bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn trễ khiến việc điều trị khó khăn. Hiệp hội Ung thư Mỹ ước tính có 22.240 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng ở nước này vào năm 2018, khoảng 14.070 trường hợp tử vong. Một nửa trong số đó là chị em trên 63 tuổi.
Ung thư buồng trứng là khối u ác tính xuất hiện ở một hoặc cả 2 buồng trứng. Các tế bào ung thư phát triển không theo sự kiểm soát của cơ thể, có thể xâm lấn, phá hủy các mô, cơ quan xung quanh, thậm chí di căn tới các cơ quan ở xa trong cơ thể.
Theo Healthline, trong giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng hay dấu hiệu rõ ràng, thường đến giai đoạn muộn mới biểu hiện rõ. Các dấu hiệu của bệnh có thể là cảm giác khó chịu, đau ở vùng dưới, rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón, thường xuyên đi tiểu do áp lực đè vào bàng quang, ăn kém, cảm giác đầy bụng sau ăn, tăng hoặc giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân, chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau khi quan hệ tình dục...
Các nhà nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ phát triển loại ung thư này.
Tiền sử bệnh: Nếu bạn có mẹ, chị ruột, em gái.. mắc ung thư buồng trứng, vú, vòi trứng hoặc ung thư đại trực tràng, nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng cao hơn.
Lịch sử y tế cá nhân: Những phụ nữ có tiền sử mắc bệnh ung thư vú và ung thư đại tràng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao.
Tiền sử sản khoa: Những phụ nữ đã từng mang thai và sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ thì nguy cơ thấp hơn so với những người chưa từng sinh con.
Tuổi: Ung thư buồng trứng phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi, ít khi được chẩn đoán ở người dưới 40 tuổi. Thực tế, chị em có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng sau khi mãn kinh.
Kích thước cơ thể: Phụ nữ có chỉ số khối cơ thể BMI (là số đo so sánh cân nặng với chiều cao, dùng để xác định cân nặng cơ thể đang ở trạng thái gầy, bình thường, hay thừa cân, béo phì) trên 30 có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn.
Hiện nay, điều trị ung thư buồng trứng chủ yếu bằng phẫu thuật và hóa trị. Phẫu thuật là nhằm cắt bỏ buồng trứng bị ung thư, cắt tử cung, nội mạc lớn, nạo hạch chậu. hạch cạnh động mạch chủ bụng, tức là nhằm giảm số tế bào ung thư. Ngoài ra, người bệnh có thể phải cắt bỏ cả những cơ quan bị xâm lấn, di căn do buồng trứng nằm trong bổ bụng nên dễ di căn đến các cơ quan khác.
Ngọc Thi
Nguồn: https://vnexpress.net/suc-khoe/yeu-to-lam-tang-nguy-co-mac-ung-thu-buong-trung-4017372.html
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Blog chuyên gia - 14/11/2023
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Blog chuyên gia - 27/09/2021
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Blog chuyên gia - 25/09/2021
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Blog chuyên gia - 23/09/2021
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?
Blog chuyên gia - 22/09/2021
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?