Thay khớp háng thành công cho cụ bà 103 tuổi

Thay khớp háng cho người cao tuổi là thách thức vì ở tuổi này sức yếu, nhiều bệnh lý nền, loãng xương và nguy cơ biến chứng trong mổ.

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh, đã thay khớp háng thành công giúp cụ bà 103 tuổi bị gãy cổ xương đùi do bị ngã.

Cụ bà T.T.U (103 tuổi, trú tại TP Hạ Long, Quảng Ninh) có tiền sử tăng huyết áp, mổ kết hợp xương đùi phải cách đây 6 năm, vào viện trong tình trạng sưng nề bầm tím, hạn chế vận động đùi trái sau ngã đập mông trái xuống nền cứng. Kết quả chụp X quang xác định cụ  bị gãy nền cổ xương đùi trái.

Các bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình và gây mê hồi sức đã hội chẩn, chỉ định phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo bán phần cho bệnh nhân.

Thay khớp háng thành công cho cụ bà 103 tuổi

Các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Bãi Cháy phẫu thuật khớp háng cho cụ bà 103 tuổi ở Quảng Ninh.

BSCKII. Vũ Quang Nghĩa, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết: "Người cao tuổi bị gẫy cổ xương đùi nếu không can thiệp phẫu thuật điều trị thường mất khả năng đi lại do không liền xương hoặc tiêu chỏm xương đùi. Sau đó, nếu nằm lâu sẽ dẫn đến các hệ lụy như viêm loét tì đè vùng mông, gót chân, lưng…, đau đớn vị trí tổn thương kéo dài, đại tiểu tiện khó khăn, ứ trệ nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm phổi do bội nhiễm, viêm tắc tĩnh mạch chi dưới… làm giảm chất lượng sức khỏe và tuổi thọ".

Ở người cao tuổi, chất lượng xương kém hoặc có loãng xương kèm theo nên liền xương rất khó khăn. Việc kết hợp xương bằng các phương tiện như vít xốp, nẹp vít, đinh nẹp, nẹp vít nén ép... thường không mang kết quả như mong muốn với các nguy cơ như lỏng, trôi vít và nẹp, xương không liền, di lệch ổ gãy thứ phát, chăm sóc khó khăn, người bệnh không có khả năng đi lại, phải nằm tại chỗ... Vì vậy, phẫu thuật thay khớp háng là lựa chọn tối ưu hiện nay giúp người bệnh thoát khỏi đau đớn, phục hồi vận động nhanh chóng.

Cũng theo BS Quang Nghĩa, phẫu thuật thay khớp háng đối với người cao tuổi vốn là thách thức đối với phẫu thuật viên và bác sĩ gây mê, đòi hỏi độ an toàn về gây mê hồi sức, kiểm soát tốt các biến chứng tim mạch, hô hấp và các bệnh lý kèm theo. 

Chính vì vậy, phẫu thuật này cần phải thực hiện ở cơ sở y tế có trang thiết bị, phòng mổ hiện đại, phẫu thuật viên phải giàu kinh nghiệm, lựa chọn khớp nhân tạo phù hợp với người bệnh, thao tác kỹ thuật chính xác, đảm bảo tư thế, độ vững của khớp, bệnh nhân có thể tập phục hồi chức năng sớm nhất sau phẫu thuật. Thời gian phẫu thuật rút ngắn để hạn chế các nguy cơ tai biến do gây mê, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Cần cầm máu kỹ hạn chế tối đa nguy cơ mất máu trong và sau phẫu thuật.

Nếu được đánh giá kĩ và chuẩn bị đầy đủ trước phẫu thuật, thể trạng người bệnh cho phép, đầy đủ phương tiện, trang thiết bị gây mê, trình độ chuyên môn tốt và sự phối hợp đồng bộ nhiều chuyên khoa thì người cao tuổi hoàn toàn có thể trải qua một cuộc phẫu thuật an toàn, qua đó cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Người đàn ông 7 tháng liên tục phải ngủ ngồi

Người đàn ông 7 tháng liên tục phải ngủ ngồi

Ca bệnh hy hữu - 27/12/2023

Người đàn ông 7 tháng liên tục phải ngủ ngồi

Ca bệnh hi hữu, trẻ 4 tuổi mọc răng trong khoang mũi

Ca bệnh hi hữu, trẻ 4 tuổi mọc răng trong khoang mũi

Ca bệnh hy hữu - 13/11/2023

Ca bệnh hi hữu, trẻ 4 tuổi mọc răng trong khoang mũi

Một bệnh nhân bất cẩn nuốt cây tăm gần 5cm

Một bệnh nhân bất cẩn nuốt cây tăm gần 5cm

Ca bệnh hy hữu - 08/11/2023

Một bệnh nhân bất cẩn nuốt cây tăm gần 5cm

Ngũ cốc có thể ngăn ngừa ung thư đại trực tràng

Ngũ cốc có thể ngăn ngừa ung thư đại trực tràng

Ca bệnh hy hữu - 29/05/2020

Ngũ cốc có thể ngăn ngừa ung thư đại trực tràng

Nguy kịch tính mạng vì dùng miệng hút dầu diesel

Nguy kịch tính mạng vì dùng miệng hút dầu diesel

Ca bệnh hy hữu - 07/08/2019

Nguy kịch tính mạng vì dùng miệng hút dầu diesel

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới