Ba loại quả màu vàng bổ dưỡng
Mít
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, cho biết mít là loại quả màu vàng có thể ăn được cả múi, hạt. Múi mít vị ngọt, mùi thơm, tác dụng giải khát, giã rượu. Hạt bùi, ngon, tác dụng lợi khuẩn đường ruột, thông trung tiện. Lá mít có thể giúp tăng tiết sữa ở sản phụ sau sinh con. Nhựa mít giải độc, tiêu sưng, chủ trị sưng tấy, mụn nhọt.
Trong quả mít chứa 72,3% nước, còn lại là protein, vitamin C, B2, các khoáng chất.
Một số bài thuốc từ mít như: hạt mít sao vàng lượng 20 g cùng mộc hương lượng 12 g sắc uống mỗi ngày, trị chứng ăn không tiêu, tiêu chảy.
Lá mít tươi lượng 40 g sắc cho bà mẹ sau đẻ ít sữa uống để tăng tiết sữa. Có thể sắc lá mít cùng hạt cây gạo sao.
Quả mít non còn gọi là dái mít, chế biến bằng cách xào, nấu, muối dưa... Dái mít nấu cháo cùng móng giò lợn, gạo nếp, gia vị... cũng có tác dụng tăng tiết sữa.
Lá mít sắc cùng vỏ mít làm vị thuốc an thần, trị cao huyết áp.
Dứa
Dứa vị thơm, ngọt, chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, chống viêm dạ dày, trị say nắng, giải rượu, hỗ trợ tiêu hóa, ngừa ung thư đường ruột, hạ huyết áp. Trong dứa chứa chất men bromelin (giống như pepsin ở đu đủ) đặc tính chống viêm, giảm đau và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm khớp, viêm khớp dạng thấp.
Thành phần dinh dưỡng của dứa gồm saccharose 12,43%, glucose 3,21%, nhiều vitamin A, B, C... Có thể ăn nguyên quả, ép lấy nước hoặc nấu canh. Ăn dứa tác dụng lợi tiểu nên giúp điều trị tăng huyết áp, giảm sưng phù. Do đó, dứa là thực phẩm rất tốt đối với người bị bệnh tim mạch.
Lương y Sáng cho biết loại quả màu vàng này rất thích hợp trong mùa hè, không chỉ tác dụng giải nhiệt mà còn trị sỏi thận, sỏi tiết niệu. Lấy một quả dứa (loại chín ương), cắt phần đầu rồi khoét giữa quả xuống một lỗ sâu 3 cm, cho vào hai thìa bột phèn chua rồi đậy nắp lại. Đun quả dứa cho đến khi chín nhuyễn, lấy ra hai ly, buổi tối uống một ly, sáng hôm sau thức dậy uống ly còn lại, sỏi sẽ tan ra theo nước tiểu ra ngoài. Nước tiểu khai và đục như nước vo gạo là có tác dụng.
Chuối
Việt Nam có hai nhóm giống chuối chính là chuối tiêu và chuối tây. Ngoài ra còn giống chuối lá mật, chuối hột, chuối bột, chuối ngự...
Chuối nhiều giá trị dinh dưỡng. Chuối xanh chứa 10% tinh bột, có thể luộc làm thức ăn chay, chữa viêm loét dạ dày, hắc lào. Chuối chín có 1,2% tinh bột cùng các vitamin, khoáng chất, chữa đại tiện, táo bón. Quả chuối hột chín có thể trị giun đũa bằng cách ăn trực tiếp hàng ngày.
Bắp hoa chuối được coi là bài thuốc dân gian tăng sữa cho phụ nữ sau sinh. Lương y Sáng cho biết bắp hoa chuối vị chát, hơi ngọt, mát, làm nộm ăn hoặc thái nhỏ, luộc ăn với muối vừng, muối lạc tác dụng tăng sữa cho bà mẹ nuôi con.
Củ chuối cũng có nhiều công dụng. Củ chuối vị ngọt, rất lạnh, tác dụng thanh nhiệt giải độc, chủ trị chữa nhọt sưng nóng, đái tháo đường, sốt cao phát cuồng, trúng độc, mụn nhọt.
Thúy Quỳnh
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Rau răm có làm giảm ham muốn ở nam giới?
Cây thuốc quanh ta - 07/11/2024
Rau răm có làm giảm ham muốn ở nam giới?
Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?
Cây thuốc quanh ta - 03/06/2024
Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?
Cây Hồng xiêm
Cây thuốc quanh ta - 06/03/2024
Cây Hồng xiêm
Hoa đào có thể chữa bệnh gì?
Cây thuốc quanh ta - 23/02/2024
Hoa đào có thể chữa bệnh gì?
Gừng vàng
Cây thuốc quanh ta - 30/01/2024
Gừng vàng