Công dụng của cây vú sữa

11:23 10/02/2022 - Cây thuốc quanh ta
Thời điểm tháng 2 tháng 3 dương lịch hằng năm là thời điểm thu hoạch đỉnh điểm của vú sữa. Loại trái cây có vị ngọt nhẹ, thanh mát rất được lòng mọi người từ người già tới trẻ nhỏ. Nhưng chưa chắn ai cũng biết đến công dụng tuyệt vời của cả những bộ phận khác của cây.

Đặc điểm

Cây vú sữa
Cây vú sữa

 

  • Cây to, cao 10-15m, có nhựa mủ trắng.
  • Thân hình trụ, cành mảnh dài mọc trải trống, vỏ nứt nẻ.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục thuôn, gốc tròn, đầu nhọn, mép nguyên, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới phủ lông dày màu hung vàng rất mịn, gân bên song song; búp non cũng có một lớp nhung màu hung vàng.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành tán nhỏ; đài 5 răng xếp lợp; tràng 5 cánh hình chuông; nhị 5 dính trên ống tràng, không có nhị lép, bầu 5-10 ô, mỗi ô có 1 noãn.
  • Quả mọng, hình cầu, to bằng nắm tay, vỏ ngoài nhẵn màu đỏ tím khi chín, thịt mềm màu trắng như sữa; hạt dẹt, bóng.
  • Mùa hoa: tháng 9-10; mùa quả: tháng 2-4.

Giá trị dinh dưỡng

Trong mỗi 100 gram thịt quả vú sữa có chứa 64 kcal

Protein 1g
Chất béo tốt 3,1g
Carbohydrate 8g
Canxi 18mg
Phốt pho 45mg
Sắt 0,8mg

Ngoài ra còn có các vitamin A, vitamin B1, vitamin C..., đặc biệt là có chứa thành phần axit malic có tác dụng phòng ngừa bệnh nám da, kháng khuẩn.

Cách dùng và công dụng

Quả vú sữa
Quả vú sữa

 

Quả vú sữa: Ăn trực tiếp khi chín

  • Mang lại nguồn canxi dồi dào có thể đáp ứng 10% nhu cầu canxi trung bình mỗi ngày của một người, giúp cho xương và răng chắc khỏe và làm giảm các dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt như chuột rút, đau bụng, đầy hơi.
  • Bổ sung vi chất như canxi, phốt pho, sắt và magiê giúp phòng tránh được hiện tượng thiếu máu, còi xương cho trẻ nhỏ. Kali là một thành phần quan trọng ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của natri lên cơ thể, nhờ đó giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp.
  • Vú sữa có chứa nhiều nước và hàm lượng chất xơ cũng khá cao sẽ giúp cho người sử dụng có cảm giác no bụng và kiềm chế được việc ăn uống những thực phẩm khác. Từ đó giúp ích cho việc giảm cân.
  • Cung cấp lượng gluxit cho cơ thể. Bổ sung gluxit từ việc ăn uống hàng ngày là cần thiết để tốt cho cơ thể và sự co bóp, hoạt động của nhu động ruột.

Lá, rễ và vỏ cây vú sữa: Hãm hoặc sắc uống 6 - 10g/ngày

  • Rễ và lá vú sữa có tác dụng hoạt huyết, làm tan máu ứ, giúp tiêu sưng và giảm đau.
  • Lá vú sữa còn được dùng để điều trị chứng đau dạ dày với liều dùng 6 – 10 g/ ngày.
  • Lá cây vú sữa còn có khả năng chống oxy hóa và làm lành vết thương.

Lưu ý:

Dựa trên một thí nghiệm trên thỏ bị bệnh tiểu đường cho thấy nước sắc từ lá vú sữa làm hạ đường huyết ở mức thấp với liều 20g/l nhưng lại có độc tính và làm chết thỏ ở liều 30 g/l sau 8 – 9 tuần điều trị. Vậy nên cần chú ý liều lượng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Rau răm có làm giảm ham muốn ở nam giới?

Rau răm có làm giảm ham muốn ở nam giới?

Cây thuốc quanh ta - 07/11/2024

Rau răm có làm giảm ham muốn ở nam giới?

Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?

Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?

Cây thuốc quanh ta - 03/06/2024

Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?

Cây Hồng xiêm

Cây Hồng xiêm

Cây thuốc quanh ta - 06/03/2024

Cây Hồng xiêm

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Cây thuốc quanh ta - 23/02/2024

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Gừng vàng

Gừng vàng

Cây thuốc quanh ta - 30/01/2024

Gừng vàng

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới