Gấc và những lưu ý quan trọng khi sử dụng

21/01/2022 - Cây thuốc quanh ta
Vốn được biết đến là loại thực phẩm có rất nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ con người như tăng cường thị lực, đẹp da, phòng chống ung thư, giảm cholesterol… Tuy nhiên những sai lầm khi sử dụng gấc không đúng cách có thể dẫn dẫn đến nguy cơ biến những dưỡng chất thành chất độc.

1. Giá trị dinh dưỡng trong quả gấc

Quả gấc có giá trị dinh dưỡng cao được sử dụng trong ẩm thực lẫn trong y học. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g thịt gấc (màng đỏ) chứa 15mg-carotene và 16mg lycopen.

Quả gấc càng chín thì hàm lượng – carotene sẽ giảm còn hàm lượng lycopen lại tăng lên. Lycopen thực vật trong gấc có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc, nổi sẩn … có các dụng dưỡng da, bảo vệ da, giúp cho da luôn hồng hào tươi trẻ và mịn màng.

  • Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, lycopen, bêtacaroten, alphatocopherol có trong gấc giúp ngăn ngừa từ xa bệnh ung thư vú, tuyến tiền liệt.
  • Các chất có trong gấc còn ngăn ngừa hình thành cholesterol, có giá trị cao trong hỗ trợ phòng bệnh tim mạch, tai biến…

Nhiều người có thói quen khi ăn quả gấc thường bỏ màng đỏ bao quanh hạt gấc. Tuy nhiên, nghiên cứu của một số nhà khoa học Đại học y Hà Nội và Đại học dược Hà Nội đã chứng minh dầu màng đỏ bao quanh hạt gấc có tác dụng giống như vitamin A hỗ trợ điều trị bệnh khô mắt, giúp tăng cường thị lực.

Dinh dưỡng từ quả gấc
Dinh dưỡng từ quả gấc

 

2. Hạt gấc có thể gây nguy hiểm

Trong cuốn “Những cây thuốc thông thường” của TS. Võ Văn Chi, hạt gấc màu vàng, vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh can và đại tràng có tác dụng chữa mụn nhọt, sưng tấy, lở loét, tiêu thũng.

Việc nhiều người có thói quen giữ hạt gấc lại để làm thuốc cần thận trọng vì hạt gấc chứa độc tính, có thể gây nguy hiểm nếu dùng không đúng cách. Không nên dùng hạt gấc làm thuốc dùng trong qua đường uống một cách bừa bãi, chỉ nên làm thuốc dùng bôi ngoài da, liều lượng chỉ nên 2-4g/ngày. Và khi dùng phải nướng chín hạt.

  • Khoa dược đại học Y dược TP.HCM đã có một nghiên cứu khoa học về thành phần dược tính của cao lỏng hạt gấc, trong đó xác định độc tính cấp LD50 (liều dùng hạt gấc khi cho chuột uống sẽ làm 50% bị chết).
  • Theo đó, dùng dưới liều 20g/kg không làm chuột chết, còn dùng trên 180g/kg tất cả chuột đều chết. LD50 tính bằng phương pháp Behrens và Karber là 92,27g bột hạt gấc/kg.

3. Nguy cơ nhiễm độc từ gấc

Quả gấc có chứa rất nhiều dạng tiền vitamin A (beta-caroten). Vitamin A là vitamin tan trong dầu, khi thừa không thải ra khỏi cơ thể hằng ngày như các loại vitamin tan trong nước, mà tích luỹ lại trong gan nên dùng thời gian dài có thể gây ngộ độc. Nếu dùng quá nhiều caroten hay còn gọi là tiền vitamin A (ở các thực phẩm) gây tích trữ dưới da, làm vàng da nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân. Những dấu hiệu này sẽ thuyên giảm nếu ngừng sử dụng vitamin A liều cao.

  • Ở người lớn, lạm dụng vitamin A sẽ có các biểu hiện như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, khô da, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
  • Đối với trẻ em, khi sử dụng quá lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể, trẻ thường chậm tăng cân, tăng chảy máu và đau xương, kìm hãm sự phát triển xương làm trẻ chậm lớn…
Cẩn trọng khi dùng gấc
Cẩn trọng khi dùng gấc

 

4. Cách dùng dầu gấc hiệu quả

Mọi người cũng hay chế biến quả gấc thành dầu gấc để dành dùng dần. Người lớn mỗi ngày chỉ nên dùng 1-2ml dầu gấc, chia làm 2 lần, dùng trước bữa ăn. Khi đã dùng dầu gấc thì không ăn đồng thời các rau quả giàu beta caroten như bí đỏ, cà rốt, đu đủ… trong cùng 1 ngày hoặc liên tục trong 1 thời gian, để tránh gây vàng da.

  • Không nên dùng mỡ gấc, dầu gấc để rán, vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy carotene.
  • Nên trộn vào thức ăn đã nấu chín hoặc uống thay dầu cá, mỗi ngày khoảng 10 g (2 muỗng cà phê) tương đương 700 microgram vitamin A cho trẻ suy dinh dưỡng.
  • Nếu là dầu gấc nguyên chất ép từ màng gấc đã phơi, sấy khô thì liều cho trẻ em hàng ngày chỉ cần 8 giọt (khoảng 2 viên nang).
Dầu gấc
Dầu gấc

 

5. Cách chọn và bảo quản gấc

Khi chọn quả gấc, nên chọn những trái có dáng tròn đều, gai nở, vỏ ngoài màu đỏ cam, cầm nặng tay và quả phải còn nguyên, không bị vỡ hoặc giập vì sẽ mau hỏng.

Để bảo quản gấc được lâu, bạn hãy bổ đôi quả gấc rồi dùng thìa múc phần nhân gấc bên. Sau đó dùng dao tách bỏ hạt, lấy lại phần thịt gấc.

  • Chia nhỏ gấc thành từng phần cho vào màng bọc thực phẩm hoặc túi nylon, gói kín.
  • Cho gấc vào ngăn đông cho đông lại. Cho vào hộp dùng dần, khi dùng rã đông bình thường.
  • Nếu chỉ bảo quản gấc ở ngăn lạnh thì dùng trong 1 tuần, nhưng nấu đông lạnh gấc có thể dự trữ được cả năm.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cây Hồng xiêm

Cây Hồng xiêm

Cây thuốc quanh ta - 06/03/2024

Cây Hồng xiêm

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Cây thuốc quanh ta - 23/02/2024

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Gừng vàng

Gừng vàng

Cây thuốc quanh ta - 30/01/2024

Gừng vàng

Quả lê có tác dụng trị ho, tiêu đờm?

Quả lê có tác dụng trị ho, tiêu đờm?

Cây thuốc quanh ta - 19/01/2024

Quả lê có tác dụng trị ho, tiêu đờm?

Bắp cải vừa ngon, vừa là bài thuốc rẻ, nhưng ai không nên ăn?

Bắp cải vừa ngon, vừa là bài thuốc rẻ, nhưng ai không nên ăn?

Cây thuốc quanh ta - 04/01/2024

Bắp cải vừa ngon, vừa là bài thuốc rẻ, nhưng ai không nên ăn?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới