40 trẻ mắc tay chân miệng nhập viện
Tay chân miệng là bệnh xuất hiện quanh năm, tuy nhiên mỗi tháng khoảng hơn chục bé nhập viện. Con số hàng chục bé vào viện chỉ trong một tuần là bất thường, theo bác sĩ Hồ Thị Lan, khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.
"Bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thời điểm nắng nóng thuận lợi hơn cho virus phát triển nên số trẻ nhập viện tăng cao", bác sĩ Lan nói.
Đa số trẻ bệnh nhẹ, triệu chứng quấy khóc bất thường, sốt cao không hạ và giật mình. Cha mẹ đưa con tới bệnh viện sớm nên được điều trị kịp thời.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột enterovirus gây nên. Các triệu chứng mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, chảy nước mũi xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3-6 ngày.
Tới giai đoạn toàn phát, trẻ bị nổi mụn nước kích thước nhỏ ở niêm mạc miệng, ví dụ ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi. Các mụn nước này thường vỡ rất nhanh, tạo ra các vết trợt loét, đau rát khiến bệnh nhi khó ăn uống. Tiếp theo, mụn nước, bọng nước xuất hiện ở chân, bàn tay hoặc có thể ở mông, gối.
Khi mắc, bệnh có thể diễn biến nhanh trong vài giờ và gây biến chứng nặng ở trẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ sẽ bị bệnh rất nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí tử vong. Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này.
Để phòng tay chân miệng, bác sĩ khuyến cao cha mẹ rửa tay thường xuyên cho trẻ dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày. Người lớn cần thường xuyên vệ sinh tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hoặc cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Gia đình nên thực hiện ăn chín, uống sôi. Vật dụng ăn uống phải rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, có thể ngâm và tráng bằng nước sôi để tiệt trùng. Cha mẹ không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không nên cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi...
Các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà cần được lau, rửa thường xuyên bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Cha mẹ không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Nếu trẻ bị bệnh, cần cách ly tại nhà trong 10-14 ngày đầu.
Khi có các dấu hiệu quấy khóc dai dẳng kéo dài, sốt cao không hạ và không đáp ứng thuốc hạ sốt, giật mình, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và tư vấn cụ thể cách chăm sóc trẻ, tránh biến chứng nặng.
Chi Lê
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội