Bác sĩ dùng tay giữ dây rốn cứu thai nhi trong bụng mẹ

NGHỆ AN - Trong khi khám cho sản phụ, bác sĩ Cảnh phát hiện thai bị sa dây rốn, bèn giữ nguyên tay trong âm đạo để cố định ngôi thai đồng thời chuyển thẳng vào phòng mổ.

Sản phụ 27 tuổi, quê Yên Thành, mang thai tuần 40, nhập viện Sản Nhi Nghệ An ngày 5/11 theo dõi tại phòng chờ sinh, cứ một tiếng đồng hồ được khám một lần. 21h tối cùng ngày, cổ tử cung sản phụ mở 3 cm, bác sĩ Trần Xuân Cảnh, khoa Phụ Sản, khám phát hiện có bất thường.

"Em bé bị sa dây rốn", bác sĩ Cảnh hét lớn.

Ngay lập tức, một hộ sinh đẩy cáng, một người giữ ống truyền còn bác sĩ Cảnh cố định tay trong âm đạo sản phụ để đầu thai nhi không đè vào dây rốn. Cùng lúc đó, kíp gây mê và hồi sức sơ sinh nhanh chóng có mặt ở phòng mổ để tham gia cấp cứu lấy thai. Tình thế nghìn cân treo sợi tóc. Em bé đang ngạt dần. Nếu không cấp cứu kịp thời, đầu thai nhi chèn vào phần khung xương chậu gây tình trạng ngưng trễ tuần hoàn cả mẹ lẫn con, làm thai nhi không thể trao đổi chất dẫn đến tử vong.

Toàn bộ quá trình diễn ra không được phép quá 5 phút, bác sĩ Cảnh cho biết hôm 10/11. Khi ấy kíp mổ tập trung toàn bộ năng lượng để tiến hành thủ thuật. Bé gái chào đời nặng 3,1 kg khóc vang, hai mẹ con đều an toàn, cả ê kíp thở phào nhẹ nhõm.

"10 năm làm sản khoa, tôi chỉ mới gặp 5 ca sa dây rốn. Trường hợp này là một sự may mắn vì tôi khám đúng thời điểm, ê kíp cấp cứu kịp thời cứu sống thai nhi", bác sĩ Cảnh chia sẻ.

Sáng 10/11, sức khỏe hai mẹ con đã ổn định. Ôm con vào lòng, người mẹ hạnh phúc cho biết: "Con gái đã tự thở tốt, da môi hồng, không có dấu hiệu bất thường, thật mừng vì hai mẹ con đã vượt qua tử thần".

Sức khỏe của mẹ và bé đều ổn định, xuất viện ngày 10/11. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Sức khỏe của mẹ và bé đều ổn định, xuất viện ngày 10/11. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Sa dây rốn là cấp cứu thượng khẩn trong sản khoa, thường xảy ra khi vỡ ối, dây rốn tụt dần xuống rồi chui vào âm đạo, thai nhi chèn vào, tuần hoàn máu từ mẹ đến thai nhi bị chặn lại làm cho em bé thiếu oxy nghiêm trọng dẫn đến suy thai, sau 5-7 phút không được giải cứu em bé có thể chết. Tỷ lệ tai biến khoảng 0,3% trường hợp sinh.

Có nhiều nguyên nhân gây sa dây rốn như mẹ đẻ nhiều lần nên ngôi thai không chuẩn, khung chậu hẹp, méo, có khối u tiền đạo, vỡ ối đột ngột, dây nhau quá dài... Sa dây rốn khi chuyển dạ, sản phụ có dấu hiệu ra nhiều nước ối, cổ tử cung chưa mở hết, ngôi thai cao, có thể là ngôi bất thường...

Mô phỏng tình trạng sa dây rốn - nguy cơ tử vong cao cho thai nhi nếu dây rốn không được giảm áp lực kịp thời hoặc không nhanh chóng mổ sản phụ hoặc kẹp em bé ra. Đồ họa: NMM
Mô phỏng tình trạng sa dây rốn - nguy cơ tử vong cao cho thai nhi nếu dây rốn không được giảm áp lực kịp thời hoặc không nhanh chóng mổ sản phụ hoặc kẹp em bé ra. Đồ họa: NMM

Bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên khám thai thường xuyên để được bác sĩ tư vấn chăm sóc sức khỏe thời điểm 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, từ 21 tuần, 28 tuần, 32 tuần và 36 tuần để thai kỳ an toàn khỏe mạnh.

Thùy An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vụ phát sách có nội dung nhạy cảm về giới tính cho học sinh: Sở GD&ĐT TP.HCM nói gì?

Vụ phát sách có nội dung nhạy cảm về giới tính cho học sinh: Sở GD&ĐT TP.HCM nói gì?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/05/2024

Vụ phát sách có nội dung nhạy cảm về giới tính cho học sinh: Sở GD&ĐT TP.HCM nói gì?

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Hướng dẫn nuôi dạy con - 10/04/2024

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Hướng dẫn nuôi dạy con - 06/03/2024

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/03/2024

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới