Bác sĩ giải cứu bé gái 3 tuổi kẹt tay trong chân giường sắt

Bé N. vào Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cấp cứu khi cánh tay còn kẹt trong ống chân giường sắt.

Ngày 16/9, ThS.BS CKII Huỳnh Cao Nhân, Trưởng Khoa Ngoại niệu, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết, các bác sĩ vừa kịp thời giải cứu cho bé P.H.M.N. (3 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) bị kẹt tay trong ống chân giường sắt.

Bé N. nhập viện cấp cứu khi tay còn kẹt trong ống chân giường. Ảnh: BVCC
Bé N. nhập viện cấp cứu khi tay còn kẹt trong ống chân giường. Ảnh: BVCC

Theo đó, bé N. (3 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) được người nhà nhập viện cấp cứu trong tình trạng hoảng loạn, bàn tay còn kẹt trong ống chân giường sắt.

Bé được đưa vào phòng mổ, các bác sĩ gây mê, bôi trơn và dùng thủ thuật nhẹ nhàng rút tay bé ra khỏi dị vật.

Người nhà cho biết, khi đang ngồi chơi trên giường, do người lớn không để ý, bé thọc tay vào ống chân giường sắt và mắc kẹt. Đến khi bé la hét, gia đình phát hiện đã cắt phần chân giường rồi đưa bé nhập viện.

Qua tai nạn này, bác sĩ Nhân chia sẻ, khi phát hiện trẻ bị mắc kẹt ở tình trạng tương tự, phụ huynh có thể thực hiện một số động tác đơn giản, hiệu quả trước khi cho bé nhập viện giảm sự đau đớn và phù nề cho trẻ. Đây là việc làm quan trọng trong 48 giờ đầu khi phát hiện trẻ bị nạn.

 

Cụ thể, ngay sau khi phát hiện bé bị dập, kẹt ngón, bàn, cánh tay (chân), hãy đặt bé ngồi ở tư thế thuận tiện trên ghế hoặc ngồi lòng mẹ. Dùng chăn hoặc gối kê cao bàn tay hoặc bàn chân bị thương của bé. Sau đó, dùng túi nylon đựng đá lạnh bọc trong khăn bông mỏng mềm chườm lên vùng tổn thương trong vòng 20 phút.

Nếu không có túi chườm, có thể dùng bát nước đá thay thế. Đổ nước vào một bát to, thêm vào đó một ít đá lạnh rồi nhúng toàn bộ bàn tay/chân bé vào ngâm. Bé có thể cảm thấy khó chịu ở thời điểm đó, nhưng phương pháp này về lâu dài sẽ giúp giảm phù nề và giảm đau rất hiệu quả.

Theo bác sĩ Nhân, dập kẹt tứ chi khiến trẻ hết sức đau đớn vì đây là khu vực tập trung nhiều đầu nút dây thần kinh và các cơ quan cảm thụ. Bố mẹ cho bé uống thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen) theo đúng chỉ dẫn. Thuốc không những giúp bé bớt đau mà còn làm giảm tình trạng viêm.

Trên đường di chuyển đến bệnh viện, phụ huynh có thể cho bé nghe nhạc, xem phim hoạt hình yêu thích giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Với những trẻ đã lớn, việc tập trung ý nghĩ, hít thở sâu và đều cũng giúp cải thiện tình hình.

Liên Anh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới