Bác sĩ hai bệnh viện hợp sức cứu sản phụ ra máu ồ ạt

TP HCM - Sản phụ, 31 tuổi, xuất huyết ồ ạt không kịp vào viện sản nên cấp cứu tại Bệnh viện Thống Nhất, được bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương sang mổ khẩn cấp.

Bác sĩ Hồ Hữu Đức, Phó Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, cho biết sản phụ mang thai 36 tuần, cấp cứu trưa 9/7. Kíp cấp cứu ghi nhận thai phụ chảy máu tươi liên tục, chân tay lạnh, vã mồ hôi, tụt huyết áp do mất máu. Chẩn đoán nhau tiền đạo trung tâm ra máu.

Trước tình trạng nguy kịch có thể ảnh hưởng cả mẹ lẫn con, các bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất lập tức truyền dịch để sơ cứu thai phụ, xét nghiệm máu khẩn. Thống Nhất không có khoa sản, nếu chuyển viện có thể gây nguy hiểm nên kíp trực khởi động quy trình báo động đỏ ngoại viện.

Bác sĩ Võ Thị Mỹ Hạnh, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Hùng Vương, cho biết sau khi tiếp nhận điện thoại báo động đỏ, kíp gồm bốn bác sĩ nơi đây nhanh chóng lên xe cứu thương đi tiếp ứng.

"Tuyến đường giữa hai bệnh viện bị ùn tắc, tài xế xe cấp cứu buộc phải chạy sang phần đường ngược chiều để kịp đi cứu người", bác sĩ Hạnh chia sẻ. Việc mổ bắt con nhanh chóng tiến hành sau khi thai phụ được gây mê nội khí quản.

Thời gian gây mê và sinh mổ chỉ diễn ra trong 10 phút. Theo bác sĩ Hạnh, nếu không được mổ kịp thời, thai nhi và cả thai phụ có thể sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng.

Bác sĩ hai bệnh viện phối hợp trong ca mổ khẩn. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ hai bệnh viện phối hợp trong ca mổ khẩn. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Bé trai chào đời nặng 2,4 kg, sức khỏe ổn định, được đưa về chăm sóc tại Bệnh viện Hùng Vương. Người mẹ sau khi được mổ bắt con được truyền máu và hồi sức. Ngày 10/7, chị hồi phục ổn, có thể nói chuyện, dự kiến chuyển đến tiếp tục theo dõi tại Bệnh viện Hùng Vương.

Sản phụ cho biết cách đây khoảng một tháng bị xuất huyết và đến dưỡng thai tại một bệnh viện, được bác sĩ xác định nhau tiền đạo. Sau hai tuần điều trị, chị xuất viện.

Nhau tiền đạo là thai có bánh nhau che khuất một phần hay toàn bộ cổ tử cung, có thể phát hiện từ khi thai 20 tuần tuổi. Xuất huyết là biến chứng nguy hiểm bởi có thể khiến thai nhi có thể sinh non hoặc suy dinh dưỡng. Nhau tiền đạo thường xuất huyết bất ngờ, đa số ở ba tháng cuối thai kỳ, có thể ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con nếu không xử trí kịp thời.

Lê Phương

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới