Bé 22 tháng tuổi tím tái, ngừng thở do bị mắc kẹt trong xe ô tô

Thời điểm gia đình phát hiện, em bé đã có dấu hiệu ngừng thở, toàn thân tím tái và bất động.

Đầu giờ chiều 13/7, cháu G.T.H.T. (nữ, 22 tháng tuổi, ở xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) được chị gái 9 tuổi dẫn vào trong xe ô tô chơi đùa. Sau đó, hai chị em bị mắc kẹt lại, không thể ra ngoài. Tới khoảng 15h, gia đình đi tìm con mới phát hiện ra sự việc.

Thời điểm này, các cháu đều đã ngạt, choáng ngất, đặc biệt bé 22 tháng tuổi có dấu hiệu ngừng thở, toàn thân tím tái và bất động. Gia đình vội đưa con tới Trạm y tế gần nhà để cấp cứu.

Sau quá trình sơ cứu, hô hấp nhân tạo, các bệnh nhi được chuyển tuyến lên Trung tâm Y tế huyện. Riêng bé 22 tháng tuổi tiếp tục được đưa lên Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang để điều trị do tình trạng nặng.

Bé 22 tháng tuổi được bố chăm sóc tại Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang - Ảnh: Hiền Chúc
Bé 22 tháng tuổi được bố chăm sóc tại Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang - Ảnh: Hiền Chúc

BSCKII Lê Nguyệt Minh, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cho biết, bệnh nhi G.T.H.T. nhập viện trong tình trạng rất nguy hiểm: sốt cao 38,5 độ, kích thích, lơ mơ, đại - tiểu tiện không tự chủ… Các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị ngạt khí do mắc kẹt trong xe ô tô.

Ngay lập tức, bệnh nhi được cho thở oxy nồng độ cao, tiêm hạ sốt, truyền dịch chống tình trạng mất nước, tiến hành làm các xét nghiệm cấp cứu cần thiết và theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn.

Sau hơn 1 tiếng điều trị tích cực, tình trạng của trẻ tiến triển tốt lên, da niêm mạc hồng hào và hết hôn mê.

Qua 2 ngày nằm viện, sức khỏe của bé dần hồi phục, tiếp xúc tốt, ăn uống được. Trẻ không có dấu hiệu bị tổn thương thần kinh. Ngày 16/7, bệnh nhi được xuất viện, về nhà với gia đình.

Bác sĩ Minh đánh giá, việc trẻ được cấp cứu kịp thời mà không để lại bất kỳ di chứng nào là điều rất may mắn. “Nếu gia đình phát hiện sự việc muộn hơn, tính mạng của trẻ sẽ bị đe doạ”, bác sĩ nói.

Qua trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh tuyệt đối không để trẻ nhỏ ở trong xe ô tô một mình; nên tập thói quen quan sát trước khi khóa cửa rời khỏi xe; kiểm tra ghế sau mỗi khi ra khỏi xe. Đồng thời, luôn khóa xe khi không sử dụng và cất giữ chìa khóa ngoài tầm với của trẻ.

Việc trang bị kiến thức và kỹ năng thoát hiểm cho trẻ khi bị bỏ quên trên xe ô tô cũng rất cần thiết.

Trong trường hợp phát hiện con bị bỏ quên hoặc mắc kẹt trên xe ô tô, cần thực hiện các biện pháp cấp cứu nhanh chóng và đúng phương pháp. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để cứu tính mạng của trẻ, hạn chế tối đa việc để lại di chứng.

Hiền Chúc

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cơ hội cho các bà mẹ vô sinh thứ phát do biến chứng từ sẹo mổ lấy thai

Cơ hội cho các bà mẹ vô sinh thứ phát do biến chứng từ sẹo mổ lấy thai

Hướng dẫn nuôi dạy con - 29/05/2023

Cơ hội cho các bà mẹ vô sinh thứ phát do biến chứng từ sẹo mổ lấy thai

4 trẻ bị tiêm vaccine "6 trong 1" quá hạn sức khỏe ra sao?

4 trẻ bị tiêm vaccine "6 trong 1" quá hạn sức khỏe ra sao?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 11/05/2023

4 trẻ bị tiêm vaccine "6 trong 1" quá hạn sức khỏe ra sao?

Giữ thai thành công cho sản phụ bị vỡ ối tuần 19

Giữ thai thành công cho sản phụ bị vỡ ối tuần 19

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/04/2023

Giữ thai thành công cho sản phụ bị vỡ ối tuần 19

Cân não phẫu thuật cho bé gái mắc bệnh lý xoắn dạ dày rất hiếm gặp

Cân não phẫu thuật cho bé gái mắc bệnh lý xoắn dạ dày rất hiếm gặp

Hướng dẫn nuôi dạy con - 31/01/2023

Cân não phẫu thuật cho bé gái mắc bệnh lý xoắn dạ dày rất hiếm gặp

Nuôi dưỡng thành công trẻ sinh non nặng 500g của bà mẹ có tiền sử tiền sản giật

Nuôi dưỡng thành công trẻ sinh non nặng 500g của bà mẹ có tiền sử tiền sản giật

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/01/2023

Nuôi dưỡng thành công trẻ sinh non nặng 500g của bà mẹ có tiền sử tiền sản giật

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới
Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa