Bé 4 tháng co giật, sùi bọt mép sau khi uống thuốc ở phòng khám tư

Sau 2 ngày uống thuốc không nhãn mác do bác sĩ kê, bé gái ở Phú Thọ bị co giật toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép.

Khoa Cấp cứu, Trung tâm Sản Nhi, BV đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận bé gái 4 tháng tuổi, trú tại huyện Lâm Thao chuyển từ tuyến dưới lên với chẩn đoán theo dõi viêm não màng não.

Qua khai thác bệnh sử, gia đình cho biết, 10 ngày trước, trẻ xuất hiện tình trạng đi ngoài phân lỏng 7-8 lần/ngày, phân màu xanh lẫn dịch nhầy.

Gia đình đưa bé đi kiểm tra tại phòng khám tư nhân, được bác sĩ kê đơn 2 túi thuốc bột màu vàng chữa nôn và đi ngoài, có hướng dẫn kèm theo. Trước đây, chị gái của bệnh nhi cũng có biểu hiện bị bệnh đi ngoài tương tự, đã đi khám tại phòng khám này và khỏi bệnh.

Gói bột màu vàng được bác sĩ phòng khám kê cho bệnh nhi uống (trái) và hướng dẫn sử dụng ghi tay
Gói bột màu vàng được bác sĩ phòng khám kê cho bệnh nhi uống (trái) và hướng dẫn sử dụng ghi tay

Sau khi uống thuốc 2 ngày, trẻ hết đi ngoài nhưng xuất hiện tình trạng li bì, ngủ nhiều hơn bình thường. Đến tối 15/5, trẻ xuất hiện tình trạng co giật toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép, tay co quắp, chân duỗi cứng, được chuyển đến trung tâm y tế huyện cấp cứu.

Trẻ co giật trong vòng 30 phút, được xử trí cắt cơn co giật bằng Dipazepam, thụt hậu môn sau đó chuyển đến Trung tâm Sản Nhi.

BS Nguyễn Phú Thạch, khoa Cấp cứu cho biết, khi nhập viện, trẻ vẫn tự thở nhưng lơ mơ, phản xạ chậm, nhịp thở chậm, tim nhịp chậm, đồng tử 2 bên co nhỏ, phản xạ ánh sáng dương tính, không có yếu liệt thần kinh khu trú.

Từ kết quả thăm khám, bác sĩ chẩn đoán tình trạng co giật của bệnh nhi là do ngộ độc thuốc và được điều trị theo phác đồ, chỉ định các xét nghiệm tìm tác nhân gây ngộ độc. Khi X-quang gói thuốc, phát hiện có hình ảnh cản quang.

 

Sau 3 ngày điều trị và theo dõi, hiện nay bệnh nhi đã tỉnh, không còn tình trạng co giật, sức khỏe ổn định.

Các bác sĩ xác định tình trạng tiêu chảy của trẻ là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây ra chứ không phải bệnh lý tiêu chảy và cần điều trị theo phác đồ nhiễm khuẩn tiết niệu.

Để tránh những trường hợp đáng tiếc, BS Thạch khuyến cáo, khi trẻ bị ốm hay có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với bác sĩ nhi khoa và việc sử dụng thuốc cho con phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người dân không tự ý mua thuốc cho con khi bị bệnh. Đặc biệt, bố mẹ không áp dụng đơn thuốc của bé khác với dấu hiệu tương tự cho con, không sử dụng các loại thuốc không rõ nhãn mác, thành phần, nguồn gốc.

Với trường hợp bé gái nói trên, nếu trẻ được khám, chẩn đoán xác định và điều trị tại cơ sở y tế uy tín với đầy đủ trang thiết bị ngay từ đầu sẽ không gặp phải tình trạng đáng tiếc.

Thúy Hạnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới