Bé 6 tuổi bị liệt mặt vì ngủ điều hoà sai cách
Trao đổi với VietNamNet, BSCK I Phạm Văn Anh, Trưởng khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, TTYT huyện Thanh Thủy, Phú Thọ cho biết, trước đây khoa chủ yếu gặp bệnh nhân liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên vào mùa đông do lạnh thì nay rất nhiều bệnh nhân nhập viện vào mùa hè.
Từ đầu mùa hè đến nay, khoa tiếp nhận khoảng 10 trường hợp ở mọi lứa tuổi, trong đó bé nhất là 3 tuổi.
Mới nhất, khoa điều trị cho bệnh nhi 6 tuổi H.T.T.L. bị liệt mặt sau khi ngủ điều hoà. Buổi sáng bé ngủ dậy trong tình trạng miệng méo lệch sang trái, mắt nhắm không kín.
Tại TTYT huyện Thanh Thủy, trẻ được chẩn đoán liệt dây thần kinh số 7 ngoạn biên, được điều trị bằng điện châm, xoa bóp, điếu ngải, tập phục hồi chức năng. May mắn sau 2 tuần điều trị, trẻ đã hồi phục gần 100% khi có thể nhắm kín mắt, hết méo miệng, ăn ngủ tốt.
Theo BS Phạm Văn Anh, liệt dây thần kinh số 7 có thể gặp ở bất kỳ ai, 80% căn nguyên do lạnh khiến dây thần kinh số 7 bị chèn ép và gây sưng viêm. Nhưng vào mùa hè, liệt dây thần kinh số 7 thường do ngủ điều hoà quá lạnh hoặc bật quạt số lớn thốc thẳng vào mặt qua đêm.
Liệt dây thần kinh số 7 không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể để lại di chứng nặng nè nếu không được điều trị đúng cách. Các triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7 thường rất dễ nhận biết như mặt đột ngột méo xệ một bên, mắt bên mặt bị liệt không thể nhắm kín, miệng cứng khác thường, ăn cơm bị rơi vãi, uống nước bị trào, khó cười nói…
Với những trường hợp này, nếu phát hiện sớm sẽ được tiêm chống viêm giảm phù nề, khi đó khả năng hồi phục sẽ cao hơn.
Nếu đáp ứng điều trị tốt, sau 2-3 tuần bệnh nhân sẽ hồi phục gần như 100%. Tuy nhiên có những trường hợp không đáp ứng hoặc phát hiện muộn, điều trị 2-3 tháng vẫn không phục hồi. Nếu sau 3 tháng không tiến triển, bệnh nhân phải chấp nhận sống chung hoặc có thể can thiệp phẫu thuật giúp mặt cân xứng nhưng khuôn mặt sẽ không còn biểu cảm.
Để phòng tránh liệt dây thần kinh số 7, người dân luôn chú ý giữ ấm cơ thể, không để lạnh đột ngột. Khi bật điều hoà ban đêm, chú ý hẹn giờ điều hòa hoặc tắt khi nhiệt độ phòng đã mát. Trước khi rời phòng máy lạnh nên tắt máy, mở cửa phòng để điều hòa không khí giữa bên trong và bên ngoài.
Phòng máy lạnh có trẻ em chỉ nên đặt khoảng 26-28 độ C (sẽ hơi nóng với người lớn, nhưng phù hợp với trẻ em). Ban đêm khi đi ngủ nên điều chỉnh lại nhiệt, tránh để trẻ nằm thẳng luồng gió, luôn đắp chăn mỏng trên bụng, giữ ấm lỗ chân lông, tránh bị cảm lạnh, đau bụng... Trẻ nhỏ ngủ hay đạp chăn, nên để trẻ mặc quần áo cotton, chất thấm mồ hôi.
Thúy Hạnh
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội