Bé gái đầu tiên ở Việt Nam mắc hội chứng da báo

Theo bác sĩ Trần Nguyên Anh Tú (Bệnh viện Da liễu TP.HCM), bé gái 8 tuổi, quê ở Tiền Giang là trường hợp đầu tiên mắc hội chứng da báo của Việt Nam.

Theo gia đình, bé gái xuất hiện các vết màu nâu đen rải rác khắp mặt và thân người từ năm 4 tuổi. Đến khi bé 8 tuổi, gia đình mới đưa đi khám tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM. Trường hợp này bị câm điếc bẩm sinh, chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ. Người nhà không có ai mắc bệnh tương tự.

Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân mang các bất thường ở xương hàm mặt, cột sống, vai, ức và răng. Đây đều là các dấu hiệu điển hình của hội chứng Leopard, hay còn gọi là hội chứng da báo.

Bé gái đầu tiên ở Việt Nam mắc hội chứng da báo

Bệnh nhân 8 tuổi ở Tiền Giang

Do chậm phát triển nên bệnh nhân dù đã 8 tuổi nhưng chỉ cao 105 cm, nặng 15 kg. Các vết nâu đen có kích thước dưới 5 mm phân bố ở mặt, ngực, tay, chân. Các vết màu nâu nhạt hơn nhưng kích thước lớn hơn 2x3 cm ở vùng lưng.

Kết quả phân tích gene từ Trung tâm Sinh học phân tử thuộc Đại học Y Dược TP.HCM xác định bệnh nhân bị đột biến gen PTPN11. Tất cả các dấu hiệu bất thường trên là điển hình cho hội chứng da báo Leopard.

Theo Bệnh viện Da liễu TP.HCM, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào năm 1936. Đến năm 1969, tên hội chứng được xác định là Leopard được ghép từ chữ cái đầu tiên của các triệu chứng theo phiên âm tiếng Anh. Tính đến nay toàn thế giới chỉ có khoảng 200 ca được công bố.

Trong hội chứng này, đặc điểm đặc trưng nhất là các sắc tố màu nâu đen. Ngoài ra, bệnh nhân còn biểu hiện rối loạn ở nhiều cơ quan khác. Đến 85% bệnh nhân chậm phát triển thể chất và tinh thần ở nhiều mức độ khác nhau.

Hội chứng ảnh hưởng đến hệ sinh dục. 50% bệnh nhân nam bị tinh hoàn lạc chỗ 2 bên, lỗ tiểu đóng thấp, thiểu sản sinh dục. Bệnh nhân nữ sẽ chậm dậy thì, thiểu sản buồng trứng. 

Theo y văn thế giới, trường hợp mắc hội chứng da báo (Leopard) mới nhất được báo cáo năm 2017 là 1 bé trai 12 tuổi, người Brazil. Vào năm 2015, một bệnh nhân nữ 22 tuổi được ghi nhận ở Ấn Độ. Hội chứng không có yếu tố di truyền. Trường hợp duy nhất ghi nhận 1 gia đình có đến 5 người mắc phải tại Bosnia & Herzegovina. Tất cả được phân tích gene và đều có kết quả đột biến gene PTPN11 dù 5 bệnh nhân này có biểu hiện lâm sàng không giống nhau.

Giao Linh 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Hướng dẫn nuôi dạy con - 10/04/2024

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Hướng dẫn nuôi dạy con - 06/03/2024

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/03/2024

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Hướng dẫn nuôi dạy con - 29/02/2024

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới