Bé trai mắc ban xuất huyết

TP HCM - Bé trai 3 tuổi bị đau bụng, sốt, nôn ói, sưng đỏ tay chân và cơ quan sinh dục vì viêm mạch máu, còn gọi là ban xuất huyết.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, ngày 25/3 cho biết bé sốt, đau bụng, nôn ói, sưng đỏ tai, bàn chân, khuỷu tay và bìu. Bác sĩ cơ sở y tế gần nhà chẩn đoán bé bị viêm mô tế bào và điều trị kháng sinh, giảm đau. Tình trạng không cải thiện nên người nhà đưa bé nhập Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Các ban xuất huyết trên cơ thể trẻ dễ bị nhầm lẫn với viêm mô tế bào và ban xuất huyết giảm tiểu cầu. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.
Các ban xuất huyết trên cơ thể trẻ dễ bị nhầm lẫn với viêm mô tế bào và ban xuất huyết giảm tiểu cầu. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.

Qua thăm khám đánh giá tổn thương và làm xét nghiệm máu, nước tiểu, các bác sĩ chẩn đoán trẻ mắc bệnh ban xuất huyết Henoch Schonlein. Bệnh nhi được điều trị đặc hiệu 3 tuần với thuốc corticoid dạng tiêm và dạng uống sau khi tiến triển tốt.

Ban xuất huyết Henoch Schonlein là bệnh viêm mạch máu nhỏ hệ thống, thường xảy ra ở trẻ em 3 đến 15 tuổi. Bệnh do hai bác sĩ người Đức mô tả lần đầu tiên năm 1837.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là các nốt ban xuất huyết, nổi gồ trên da nhưng bệnh nhân không bị giảm tiểu cầu. Vết ban thường tập trung ở các vùng chịu áp lực như chân và mông. Người bệnh bị kèm thêm đau khớp, viêm khớp, đau bụng, tiểu ra máu.

Ngoài ra, trẻ em có thể bị viêm giác mạc mắt hay viêm màng bồ đào. Hoặc, bị tổn thương thần kinh trung ương như nhức đầu, co giật, bệnh não cao huyết áp, dấu hiệu thần kinh khu trú, xuất huyết não hay tổn thương thần kinh ngoại biên; tổn thương phổi như viêm phổi mô kẽ; tổn thương bìu, tinh hoàn.

Tỷ lệ mắc bệnh Henoch Schonlein trung bình khoảng 20 trên 100.000 trẻ dưới 17 tuổi, cao nhất là 70 trên 100.000 trẻ từ 4 đến 6 tuổi. Nam gặp nhiều hơn nữ.

Theo bác sĩ Tiến, các nghiên cứu cho thấy bệnh có liên quan đến viêm mạch máu lắng đọng kháng thể IgA, nên bệnh còn gọi là viêm mạch máu IgA. Đa số biệu hiện ban xuất huyết da dễ nhầm lẫn với viêm mô tế bào hoặc ban xuất huyết giảm tiểu cầu hay bệnh lý khác. Do đó, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh không tự ý mua thuốc cho trẻ uống, mà phải đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được khám, định bệnh chính xác và điều trị thích hợp.

Bệnh nhi bớt nôn ói, đau bụng và tổn thương da sau điều trị. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.
Bệnh nhi bớt nôn ói, đau bụng và tổn thương da sau điều trị. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.

Thư Anh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vụ phát sách có nội dung nhạy cảm về giới tính cho học sinh: Sở GD&ĐT TP.HCM nói gì?

Vụ phát sách có nội dung nhạy cảm về giới tính cho học sinh: Sở GD&ĐT TP.HCM nói gì?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/05/2024

Vụ phát sách có nội dung nhạy cảm về giới tính cho học sinh: Sở GD&ĐT TP.HCM nói gì?

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Hướng dẫn nuôi dạy con - 10/04/2024

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Hướng dẫn nuôi dạy con - 06/03/2024

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/03/2024

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới