Bé trai tử vong sau ngã vào xô nước

Bé trai 4 tuổi ở Bà Rịa - Vũng Tàu ngã vào xô nước tại nhà không rõ từ lúc nào, khi được phát hiện thì đã tím tái, ngưng tim ngưng thở.

Bé được đưa vào bệnh viện địa phương cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) theo nguyện vọng gia đình dù biết rằng tỷ lệ sống rất thấp.

Bác sĩ Lê Quang Mỹ, Bệnh viện Nhi đồng 2, ngày 29/12 cho biết các bác sĩ xác định tình trạng bệnh nhi quá nặng, không thể điều trị, gia đình đưa cháu về.

Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần cẩn trọng, cảnh giác các nguy cơ tai nạn ở trẻ. Đuối nước có thể xảy ra trong khi bơi, đi thuyền, hoặc tại nhà như bồn nước, chum vại, rãnh nước...

Theo bác sĩ Nguyễn Đình Qui, Bệnh viện Nhi đồng 2, thời điểm vàng sơ cứu đuối nước là ngay từ khi có cơn ngừng thở đầu tiên, tức trong vòng bốn phút đầu khi bị chìm trong nước. Nguyên tắc cấp cứu là tại chỗ, khẩn trương, đúng phương pháp với mục đích là giải phóng đường thở và cung cấp oxy cho nạn nhân.

Việc làm đầu tiên cần đưa nạn nhân ra khỏi nước. Đặt nạn nhân nằm nghiêng, móc hết dị vật, đàm nhớt trong họng để giải phóng đường thở.

Nếu nạn nhân bất tỉnh, không tự thở, phải cấp cứu tại chỗ. Nếu có hai người cấp cứu thì một người ấn tim ngoài lồng ngực, một người hà hơi thổi ngạt, kiên trì thực hiện đến khi nạn nhân hồi tỉnh trở lại hoặc đến khi nạn nhân được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Sau sơ cứu ban đầu người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra, mục đích xem nạn nhân có bị phù phổi cấp sau khi đuối nước.

Một người khi hít phải nước có thể có các dấu hiệu của phù phổi cấp như khó thở, đau ngực hoặc ho, thay đổi đột ngột hành vi, người mệt mỏi... Những dấu hiệu này không dễ dàng phát hiện, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Để lâu, không cấp cứu và điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ cao.

Theo bác sĩ Qui, nhiều người có thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy. Đây là hành động hoàn toàn sai vì làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân. Khi ngạt nước, nước trong phổi không nhiều như mọi người nghĩ, sẽ được tống ra ngoài khi hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại.

Tránh hơ lửa, hành động này không giúp được gì, còn có nguy cơ bị bỏng nặng.

Lê Phương 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới