Chăm sóc trẻ em mắc Covid-19 thế nào?

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, hiện có 2.065 trẻ em dưới 16 tuổi tại TP Hồ Chí Minh mắc Covid-19 đang được điều trị tại các bệnh viện.
Chăm sóc trẻ em mắc Covid-19 cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng đặc biệt. (Ảnh: Bộ Y tế)
Chăm sóc trẻ em mắc Covid-19 cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng đặc biệt. (Ảnh: Bộ Y tế)

Câu hỏi: Nếu gia đình có trẻ em dưới 16 tuổi, đặc biệt là trẻ em nhỏ thì cần được chăm sóc như thế nào?

Trả lời: Trẻ em mắc Covid-19 chủ yếu được điều trị theo triệu chứng. Trường hợp có tổn thương đặc biệt cần phải can thiệp, ngoài phần điều trị trẻ sẽ có chế độ dinh dưỡng đặc biệt riêng.

Hướng dẫn chung trong quản lý chế độ dinh dưỡng và nuôi dưỡng những người mắc viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra được xây dựng dựa trên các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về Chăm sóc Dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn khi mắc Covid-19, có sự bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, ở các khoa lâm sàng tại các bệnh viện, bao gồm Bệnh viện Phổi Trung Ương.

Khi trẻ nhập viện điều trị, bác sĩ khám để xem trẻ có bị bệnh nền hay không.

Chú ý bổ sung dinh dưỡng cho trẻ theo độ tuổi để có khẩu phần ăn phù hợp:

- Nếu trẻ đang ăn dặm sẽ ăn những thức ăn mềm như cháo, sữa, nui,…

- Trẻ lớn hơn sẽ dùng thức ăn gần giống của người lớn.

* Đối với trẻ nhiễm siêu vi thông thường và mắc Covid-19

Cần cung cấp đầu đủ chất dinh dưỡng để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh:

- Cung cấp cho trẻ đủ nước (nước đun sôi để nguội, nước cam, chanh, nước hoa quả…)

- Khẩu phần ăn cần tăng cường rau xanh, trái cây (bơ, chuối, các loại rau lá xanh…)

* Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh khi trẻ bị mắc Covid-19 sẽ tuân theo một số nguyên tắc sau đây:

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi cho tới 59 tháng tuổi: chu vi vòng cánh tay, cân nặng theo chiều cao và dấu hiệu phù có thể được sử dụng để sàng lọc tình trạng suy dinh dưỡng.

Nếu trẻ đang bú mẹ mà cả mẹ và con đều bị mắc Covid-19, nguy cơ của việc không bú mẹ cao hơn bất kỳ lợi ích nào khác của việc dùng chế phẩm sữa thay thế.

Do vậy, nếu người mẹ vẫn còn đủ khỏe để cho con bú, hãy hỗ trợ người mẹ tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu người mẹ sức khỏe yếu không thể cho con bú, khi đó sẽ dùng chế phẩm sữa thay thế nuôi con.

Phương pháp nuôi dưỡng dùng chế phẩm sữa thay thế là an toàn nhất cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng (sữa bột công thức). Không khuyến khích dùng vú nuôi thay thế.

Sau khi xuất viện, nếu trẻ không có tổn thương gì do Covid-19 thì xem như là một trường hợp nhiễm siêu vi.

Khi đó, tiếp túc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ với các thực phẩm dễ tiêu hóa như: cơm, cháo, thịt gà, sữa chua, ngũ cốc, hoa quả,…

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Hướng dẫn nuôi dạy con - 10/04/2024

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Hướng dẫn nuôi dạy con - 06/03/2024

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/03/2024

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Hướng dẫn nuôi dạy con - 29/02/2024

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới