Chăm sóc trẻ mắc sốt phát ban

Mùa hè, trời nắng nóng, trẻ dễ mệt mỏi, ăn cũng kém nên dễ bị bệnh tật “hỏi thăm”. Sốt phát ban là tình trạng hay gặp ở trẻ, nhất là trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi.
Sốt phát ban ở trẻ
Sốt phát ban ở trẻ

 

Tùy vào tình trạng sức khỏe và sức đề kháng mà mỗi trẻ có thể bị sốt phát ban một hoặc nhiều lần trong suốt những năm đầu đời. Các virus gây sốt phát ban ở trẻ đa số lành tính và sẽ tự khỏi trong thời gian từ 5-7 ngày nếu được chăm sóc tốt. Nếu không nắm rõ nguyên nhân, cách chăm sóc đúng cách thì có thể gây ra các biến chứng, hoặc khiến trẻ thường xuyên bị tái sốt, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sau này.

Cách phân biệt các dạng sốt phát ban và bệnh sởi

Phân biệt sốt phát ban và sởi
Phân biệt sốt phát ban và sởi

 

Trẻ nhỏ bị sốt phát ban hầu hết do nhiễm các loại virus thông thường với tỷ lệ khoảng 70 - 80%, trong đó nhóm virus đường hô hấp chiếm phần lớn và thường là những virus lành tính. Còn trẻ mắc bệnh sởi do nhiễm virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae thường gây nên tình trạng cấp tính. Hai bệnh này giống nhau ở thời kỳ ủ bệnh, sau đó có dấu hiệu sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 - 39oC kèm theo cảm giác mệt mỏi, lừ đừ, nhức đầu và nhức mỏi các cơ bắp, biếng ăn, bỏ bú, một số trẻ có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy. Để phân biệt sốt phát ban và bệnh sởi, cần chú ý giai đoạn phát ban như:

Nếu trẻ bị sốt phát ban thông thường, nốt ban là những ban đỏ nhưng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể và sau khi biến mất không để lại sẹo hay vết thâm. Nếu phát ban do bệnh sởi thì có dấu hiệu nốt ban đặc trưng xuất hiện theo thứ tự lúc đầu ở sau tai rồi lan ra mặt, dần xuống bụng, ngực và ra toàn thân; nốt ban nổi lên sẩn và gồ lên mặt da, khi biến mất để lại những vết thâm trên da gọi là vằn da hổ; trẻ luôn có ba triệu chứng kèm theo là chảy nước mũi, ho và mắt đỏ.

Một loại sốt phát ban nữa là ban do virus rubella hay còn gọi là ban đào: Loại phát ban này ban đầu xuất hiện ở mắt sau đó lan dần xuống dưới chân, thời gian phát kéo dài trong khoảng 3 ngày. Loại ban này thường dày hơn ban sởi. Trẻ có thể có dấu hiệu kèm theo như tình trạng sưng hạch sau tai, hạch cổ, một số trẻ sẽ có triệu chứng đau khớp. Tình trạng sốt phát ban này được xem là lành tính đối với trẻ, không gây ra biến chứng hay nguy hiểm như sốt phát ban do sởi. 

 Vì vậy khi thấy trẻ có biểu hiện sốt và nổi ban đỏ thì cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xác định, chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra.  

Chăm sóc và điều trị khi trẻ sốt phát ban

Chăm sóc trẻ khi bị sốt phát ban
Chăm sóc trẻ khi bị sốt phát ban

 

Nguyên nhân gây sốt phát ban do trẻ bị nhiễm các loại virus đường hô hấp và được xem là loại virus lành tính, không dẫn đến tình trạng cấp tính. Vì vậy việc chăm sóc và điều trị cho trẻ bị sốt phát ban có thể được bác sĩ chỉ định cho thực hiện tại nhà, nếu không có chuyển biến tốt thì mới đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị.

Tại nhà, phải theo dõi nhiệt độ chặt chẽ và can thiệp hạ sốt cho trẻ khi cần thiết. Nên để trẻ nghỉ ngơi trên giường, nới lỏng quần áo, mặc loại quần áo thoáng mát và thấm mồ hôi, chườm mát cho trẻ bằng nước ấm mỗi giờ không quá 10 phút. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, cần hạ sốt bằng thuốc uống hoặc thuốc đặt hậu môn. Thuốc uống nên sử dụng loại thuốc dạng gói bột dành riêng cho trẻ em như paracetamol với liều lượng 10-15 mg/kg/lần; lặp lại 4- 6 giờ, tối đa 4 lần/ngày. Trường hợp trẻ bị nôn ói, không uống thuốc được thì có thể dùng viên thuốc đạn đặt hậu môn. Đồng thời bù đủ nước, chất điện giải cho trẻ bằng cách uống nhiều nước ép từ trái cây tươi hoặc dung dịch oresol, ăn súp hay cháo lỏng hoặc sữa. Trường hợp trẻ sốt cao, viêm họng do bội nhiễm thì có thể dùng kháng sinh (nhóm beta-lactam hoặc cephalosporin) theo chỉ định của bác sĩ. Có thể cho trẻ uống thuốc ho có nguồn gốc thảo dược để làm dịu tình trạng viêm sưng, đau ở cổ họng và thận trọng khi dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi. Lưu ý làm sạch mũi, vệ sinh da và cơ thể sạch sẽ.

Cẩn thận với các biến chứng nguy hiểm 

Cẩn trọng với những biến chứng nguy hiểm
Cẩn trọng với những biến chứng nguy hiểm

 

Trong quá trình chăm sóc trẻ sốt phát ban tại nhà, cần cách ly để trẻ tránh bị bội nhiễm nặng hơn, cũng như có thể làm lây nhiễm cho các trẻ khác. Trong quá trình chăm sóc và điều trị, phải theo dõi tình trạng của trẻ để phát hiện các triệu chứng nguy hiểm, ngăn ngừa những tình huống các biến chứng xấu có thể xảy ra. Cần đưa trẻ nhập viện điều trị khi trẻ có biểu hiện: hôn mê, co giật; Bị sốt nhưng không kiểm soát được nhiệt độ, không thể hạ sốt mặc dù đã dùng thuốc hạ sốt đúng liều lượng; Trẻ bị sốt cao trên 39,4oC; Các nốt phát ban ở da không thấy chuyển biến tốt sau 3 ngày khởi phát bệnh; Trẻ có hệ miễn dịch yếu; Trẻ mới sinh dưới 6 tháng tuổi; Trẻ nghi ngờ bị mất nước do tiêu chảy; Trẻ có dấu hiệu  viêm màng não, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản phổi, lao tiến triển, viêm loét hoại tử miệng, tiêu chảy, viêm kết mạc giác mạc, viêm cơ tim... Những dấu hiệu này nếu không được xử trí can thiệp kịp thời, trẻ dễ gặp nguy hiểm, thậm chí có thể bị tử vong.

Sau khi trẻ dứt sốt có thể cho trẻ dùng bổ sung thuốc bổ vitamin tổng hợp và men vi sinh trong thời gian ngắn, giúp trẻ mau hồi phục sức khỏe.

Cách phòng ngừa

Về phòng bệnh, khi trẻ bị sốt phát ban cần cách ly trẻ ở nhà vì bệnh rất dễ lây lan ở môi trường nhà trẻ, mẫu giáo, trường học. Hiện nay chưa có vắcxin phòng bệnh sốt phát ban, vì vậy cách phòng bệnh tốt nhất là không để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh, thường xuyên rửa tay cho trẻ thật sạch, cho trẻ dùng các loại trái cây giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng chống lại virus.

DS. Thanh Huyền

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Hướng dẫn nuôi dạy con - 10/04/2024

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Hướng dẫn nuôi dạy con - 06/03/2024

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/03/2024

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Hướng dẫn nuôi dạy con - 29/02/2024

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới