Chấn thương thận ở trẻ em
Chấn thương thận là tình trạng thận bị tổn thương gây ra bởi lực chấn thương từ bên ngoài tác động ngược chiều với lực bên trong của thận (máu và nước tiểu).
Độ 1: Đụng dập thận (tổn thương đụng dập tụ máu nông vùng vỏ dưới bao thận)
Độ 2 : Dập thận nhẹ (tổn thương dập vùng vỏ chưa đến vùng tủy thận )
Độ 3 : Dập thận nặng (tổn thương dập vùng vỏ lan tới vùng tủy thận, kèm theo rách đài bể thận)
Độ 4 : Vỡ thận (thận vỡ thành 2 hay nhiều mảnh)
Độ 5 : Tổn thương cuống thận.
Các nguyên nhân gây chấn thương thận có thể kể đến là: tai nạn giao thông (thường gặp nhất ở nước ta), tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn thể thao
*Đa số (75%) chấn thương thận ở trẻ em là thể nhẹ (độ I) và xảy ra trên một tỷ lệ đáng chú ý thận bất thường: thận lạc chỗ, thận xoay không hoàn toàn, thận bất sản, bất thường đoạn nối bể thận – niệu quả, u nguyên bào thận.
Các biểu hiện của chấn thương thận:
- Đau vùng thắt lưng, đau tăng dần sau chấn thương
- Chướng bụng, nôn
- Đái ra máu: nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ đậm (trường hợp nặng có máu cục máu đông trong bàng quang gây tiểu khó). Dấu hiệu này rất có giá trị để Bác sĩ đánh giá và tiên lượng mức độ chấn thương thận vì vậy cha mẹ hãy theo dõi nước tiểu của trẻ.
- Tình trạng nhiễm trùng: sốt, đau tức vùng hạ sườn (nếu trẻ đến muộn) do khối máu tụ hoặc nước tiểu bị rỉ ra làm trẻ
- Khối căng gồ vùng mạn sườn thắt lưng do máu tụ đẩy lên.
- Các tổn thương phối hợp: gãy xương, vỡ bàng quang, rách da….
- Sốc. Trẻ có dấu hiệu: choáng, da xanh, niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp tụt là biểu hiện nặng nề nhất khi trẻ bị chấn thương vỡ thận.
Nguyên tắc điều trị bệnh nhi chấn thương thận:
-Cầm máu
-Bảo tồn thận chấn thương
-Tránh các biến chứng. Cụ thể:
- Nằm bất động tại giường
- Đặt ống thông niệu đạo – bàng quang lưu để theo dõi tình trạng tiểu máu
- Chườm lạnh vùng thận
- Truyền dịch, truyền máu (nếu cần)
- Thuốc: Kháng sinh, giảm đau, cầm máu, lợi tiểu …
- Phẫu thuật (tùy mức độ cụ thể)
- Điều trị các tổn thương phối hợp khác.
Tư vấn cho gia đình trẻ sau khi ra viện:
- Bệnh nhân điều trị chấn thương, nếu diễn tiến thuận lợi, mạch, huyết áp ổn định, hết đái máu, khối máu tụ nhỏ dần, không sốt, không dấu hiệu nhiễm trùng, các tổn thương phối hợp ổn định thì có thể cho bệnh nhân xuất viện.
- Trẻ nghỉ ngơi tại nhà, tránh các hoạt động mạnh, chạy nhảy trong 3 tháng sau chấn thương.
- Chế độ ăn uống: Ăn lỏng, dễ tiêu, nhiều chất xơ, ăn hoa quả, uống nhiều nước tránh táo bón, 3 ngày chưa đi ngoài phải khám bác sĩ để dùng thuốc thụt hậu môn
- Nếu trẻ có dấu hiệu bất thương phải KHÁM LẠI NGAY: bụng chướng dần lên, đau bụng tăng lên, đái máu, sốt.
- Tái khám định kỳ : Trong vòng 3 tháng đầu sau khi xuất viện, mỗi tháng bệnh nhân phải đến bệnh viện để theo dõi: hình ảnh học, phân tích nước tiểu, chức năng thận, huyết áp… nhằm phát hiện các biến chứng muộn của chấn thương thận.
ĐDT. Dương Văn Luyến – khoa Ngoại tiết niệu
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội