Có nên lấy ráy tai thường xuyên cho trẻ?

Chỉ nên lấy ráy tai cho trẻ trong trường hợp ráy tai nhiều quá bít tai, làm viêm ống tai hoặc khó nghe.

Hỏi:

Tôi thường lấy ráy tai cho con, tuy nhiên có người khuyên không nên làm vậy, mong bác sĩ tư vấn cụ thể hơn?

Nguyễn Hoàng (Hà Nội)

Có nên lấy ráy tai thường xuyên cho trẻ?

Ảnh minh họa.

BS CKI Vũ Thị Thanh Bình, chuyên khoa Tai Mũi Họng, Trung tâm Đa khoa Quốc tế Việt Nga trả lời:

Ống tai cũng như da, có tiết nhầy, tiết mồ hôi và ráy tai là lớp chất bẩn tự nhiên được hình thành trong ống tai để bảo vệ màng nhĩ khỏi bụi bẩn, côn trùng và vi khuẩn. Do vậy, không nhất thiết phải lấy ráy tai cho trẻ bởi đó là phản ứng sinh lý bình thường.

Việc cha mẹ vệ sinh tai cho trẻ nên hết sức thận trọng tránh tổn thương tai, bởi thậm chí, việc lấy ráy tai sai cách còn vô tình làm đẩy sâu các chất bẩn đó vào bên trong. Một số sai lầm khi cha mẹ vệ sinh tai cho trẻ cần thay đổi như việc sử dụng tăm bông là sai lầm phổ biến nhất. Tăm bông có thể đẩy ráy tai sâu hơn vào trong ống tai, thậm chí làm trầy xước hoặc thủng màng nhĩ.

Việc dùng các vật sắc nhọn như kẹp tóc, tăm nhọn, móc tai... để lấy ráy tai cho trẻ có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho ống tai và màng nhĩ. Hay việc vệ sinh tai quá thường xuyên có thể làm mất đi lớp ráy tai bảo vệ, khiến tai trẻ dễ bị khô và ngứa.

Chỉ nên lấy ráy tai cho trẻ trong trường hợp ráy tai nhiều quá bít tai, làm viêm ống tai hoặc khó nghe. Lúc này, thính lực của trẻ có thể bị giảm. Cảm giác tắc nghẽn hoặc giảm thính lực có thể tăng sau khi trẻ tắm hoặc bơi, do nút ráy tai gặp nước trương to lên.

Trường hợp nút ráy tai che lấp toàn bộ màng nhĩ, trẻ có thể mất khả năng nghe tạm thời. Với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn học nói, nút ráy tai để quá lâu có thể khiến bé chậm nói.

Cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để lấy ráy tai để không gây tổn thương bên trong tai cho bé, tuyệt đối không nên lấy ráy tai ở những nơi không có chuyên môn như tiệm làm tóc.

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu như đau tai, chảy dịch tai, ù tai, sưng đỏ tai, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức; không tự ý sử dụng thuốc nhỏ tai hoặc các phương pháp điều trị khác mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

https://www.baogiaothong.vn/co-nen-lay-ray-tai-thuong-xuyen-cho-tre-192240527232814306.htm

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới