Em bé ngưng thở do đuối nước

QUẢNG NINH - Bệnh nhi hai tuổi ngã xuống đầm, được đưa vào Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí khi đã ngưng thở, tím tái.

Gia đình không rõ bé rơi xuống đầm từ lúc nào, chỉ biết trước đó bé chơi cùng chị gái học lớp 5. Khi phát hiện, bé đã ngừng thở. 

Khi được đưa vào viện, bé da xanh tím, đồng tử giãn tối đa, mất hết phản xạ, mạch và huyết áp bằng không. Các bác sĩ tiến hành hồi sức cấp cứu, đặt nội khí quản, cho trẻ thở máy...

Ngày 2/6, bé vẫn trong tình trạng hôn mê.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi đuối nước. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi đuối nước. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có trên 600.000 trẻ em dưới 15 tuổi tử vong do đuối nước, 2/3 trường hợp xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Tại Việt Nam, thống kê của Bộ Y tế cuối năm 2019 cho thấy đuối nước cướp đi mạng sống gần 3.000 trẻ em mỗi năm, chiếm trên 45% số ca trẻ tử vong do tai nạn thương tích. 

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí hai tuần gần đây tiếp nhận hai bệnh nhi nữa bị đuối nước. 

Đuối nước là một dạng của ngạt, do nước bị hít vào phổi, hoặc tắc đường thở bởi co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. 

Khi trẻ bị đuối nước, cần nhanh chóng đưa ra khỏi mặt nước bằng mọi cách, đặt nằm chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực, từ đó có những biện pháp sơ cứu như hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực...

Khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước nên cần đặt ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để phòng tránh trẻ bị ngạt thở trở lại. Kiểm tra xem nạn nhân có bị gãy cột sống hoặc các chấn thương về xương khớp nào hay không. Nếu có, nhanh chóng cố định cổ bằng nẹp. Lau khô người, thay quần áo và ủ ấm bé, sau đó nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý các bước tiếp theo.

Để phòng tránh đuối nước, trẻ cần được dạy bơi lội và kỹ thuật sơ cấp cứu. Bể nước, cống rãnh, miệng giếng... phải có nắp đậy an toàn. Học sinh đi học bằng ghe, thuyền, cần phải có đồ dùng bảo hộ như phao cứu sinh và có người lớn đi kèm.

Trẻ em tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao, có người lớn trông coi. Những nơi thường xảy ra tai nạn, chính quyền địa phương cần phải thành lập đội cứu hộ và các phương tiện cần thiết để cấp cứu. Đặt các biển báo nguy hiểm tại các bãi tắm biển, tắm sông.

Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh phải luôn giám sát con em mình. Không để trẻ nhỏ ở nhà một mình, đặc biệt đối với trẻ mới biết đi, trẻ hiếu động luôn muốn tìm tòi hiểu biết thế giới xung quanh.

Thúy Quỳnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Hướng dẫn nuôi dạy con - 10/04/2024

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Hướng dẫn nuôi dạy con - 06/03/2024

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/03/2024

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Hướng dẫn nuôi dạy con - 29/02/2024

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới