Em bé vừa sinh đã mắc bệnh lậu

Ngày thứ 3 sau sinh, cháu Yến Nhi bị đỏ mắt, chảy nhiều dịch mủ màu vàng, bác sĩ kiểm tra phát hiện bị lậu.

Bé gái là con đầu lòng, chào đời bằng phương pháp sinh thường, khoẻ mạnh. Sang ngày thứ 3, gia đình thấy bé xuất hiện bất thường ở mắt, trên bờ mi chảy dịch, đóng vảy tiết.

Chuyển lên từ Thái Bình, tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, Yến Nhi được chẩn đoán mắc lậu mắt trẻ sơ sinh với các triệu chứng điển hình. Các bác sĩ sử dụng đúng phác đồ điều trị lậu ở trẻ em kèm theo rửa vệ sinh, tra thuốc mắt thường xuyên.

Khai thác tiền sử, bệnh nhi có bố bị lậu, đã điều trị khỏi. Suốt thai kỳ, mẹ bé đi khám thường xuyên nhưng không phát hiện bệnh lý đặc biệt. Lần này, người mẹ được khám và làm xét nghiệm, kiểm tra nhuộm soi vi khuẩn dịch âm đạo thấy hình ảnh lậu cầu. Em bé lây lậu từ mẹ.

Đây là ca bệnh trẻ mắc lậu mắt bẩm sinh, lây từ mẹ mà bác sĩ Hà Tuấn Minh, Phó Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Da liễu Trung ương, tiếp nhận gần đây.

Bác sĩ Minh cho biết bệnh lậu mắt ở trẻ sơ sinh có dấu hiệu rất điển hình, thường xuất hiện rầm rộ ngay sau vài ngày chào đời. Bệnh chỉ lây với trường hợp trẻ được sinh bằng đường tự nhiên. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 5-10 ca trẻ bị mắc bệnh này.

Bị lậu mắt, trong 1-2 ngày đầu sau sinh, trẻ sưng nề một hoặc hai bên mắt xuất tiết, chảy mủ nhiều. Tại bệnh viện, trẻ sẽ được làm sạch mủ, rửa mắt thường xuyên, dùng kháng sinh, chỉ khoảng 4-5 ngày điều trị là khỏi.

"Nếu không được chữa kịp thời, trẻ có nguy cơ bị viêm, loét giác mạc gây mù vĩnh viễn", bác sĩ nói.

Một em bé đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Ảnh: Nguyễn Hương.
Một em bé đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Ảnh: Nguyễn Hương.

Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, tỷ lệ trẻ em chiếm 0,3-0,5% tổng số bệnh nhân mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong 9 tháng đầu năm 2020, Bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho khoảng 250 trẻ mắc, trong đó, các bệnh thường gặp là sùi mào gà, giang mai, nhiễm Herpes.

Bác sĩ Minh cho biết khi con được chẩn đoán lậu, đa số người mẹ đểu ngạc nhiên vì biết nguồn lây chính từ mình, bởi trong thai kỳ không có biểu hiện triệu chứng, không được sàng lọc. Bệnh được xác định là lây qua đường tình dục, cũng có thể lây qua đường tiếp xúc trực tiếp vi khuẩn trong dịch mủ.

Giải thích nguyên nhân người mẹ không biết mình bị lậu, bác sĩ Minh cho biết do biểu hiện bệnh lậu ở nam giới và nữ giới khác nhau. Nếu nam giới có biểu hiện rầm rộ như khó chịu, đái buốt, ra mủ niệu đạo, thường kèm theo phù nề,... thì phụ nữ biểu hiện không rõ. Phụ nữ nhiễm lậu cầu có thể ra ít dịch giống như viêm nhiễm thông thường khác nên dễ bỏ qua.

Đề phòng lậu mắt ở trẻ sơ sinh bằng cách nhỏ vài giọt dung dịch nitrat bạc 1% vào mắt trẻ ngay sau khi đẻ. Việc phòng tốt nhất là phụ nữ cần sàng lọc trước khi có thai.

Tên bệnh nhi đã được thay đổi

Lê Nga

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Hướng dẫn nuôi dạy con - 10/04/2024

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Hướng dẫn nuôi dạy con - 06/03/2024

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/03/2024

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Hướng dẫn nuôi dạy con - 29/02/2024

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới