Gia đình lục đục, sứt mẻ vì Covid-19: BS “mách” từ khóa “lấy độc trị độc"

Giãn cách xã hội, nỗi lo mắc Covid-19 là tác nhân gây căng thẳng phổ biến nhất trong nhiều gia đình hiện nay. BS tâm lý chia sẻ cách tháo gỡ.
Dịch bệnh Covid-19 khiến cuộc sống nhiều gia đình bị đảo lộn (ảnh minh họa)
Dịch bệnh Covid-19 khiến cuộc sống nhiều gia đình bị đảo lộn (ảnh minh họa)

“Mùa Covid”, ở nhà như đánh trận

Gia đình anh N.V.T và chị P.T.H tại Hà Nội vốn được coi là gia đình kiểu mẫu, chồng làm nhà nước, vợ làm giáo viên, kinh tế ổn định, con cái “đủ nếp đủ tẻ”...

Thế nhưng mọi sự bị đảo lộn kể từ khi dịch Covid-19 xảy ra. Giãn cách xã hội nên anh được yêu cầu mang sổ sách giấy tờ về làm tại nhà, chị thì chuyển đổi sang dạy học online, bé lớn phải dùng máy tính thường xuyên để học, bé thứ hai thì giờ giấc bị đảo lộn vì nghỉ học ở mẫu giáo.

Căn nhà có 2 phòng ngủ thì lúc nào cũng bừa bộn và ầm ĩ tiếng trẻ con, vợ chồng đi ra đi vào đều nhìn thấy nhau nhưng thường xuyên là trong tình trạng nhăn nhó vì “nhà ồn quá anh không tập trung làm việc được”, “anh dỗ con đi để em còn bật loa dạy học”, “bố ơi em vẽ hết vào sách của con rồi”, “mẹ ơi anh dùng máy tính chơi điện tử không chơi với con”… Dần dà anh thấy mình hình như bớt yêu vợ con hơn, nhiều khi chỉ muốn đẩy con cho vợ hoặc cho con ôm máy tính, điện thoại để được “yên thân".

Chị thì bắt đầu hay cáu kỉnh, ngủ không ngon, ngày nào cũng quẩn quanh từng đó việc và kinh tế thì ngày càng eo hẹp, các dự định tương lai trở nên bấp bênh. Anh chị bắt đầu ít nói chuyện dần, ít thân mật hơn, hay nhìn thái độ của nhau để hành xử, tiếng thở dài và khoảng không trầm tư bắt đầu nhiều hơn tiếng cười và câu đùa tếu. Bọn trẻ con dường như cũng “ngấm” cái không khí căng thẳng đó nên hay cãi lộn và chống đối hơn.

Sau giai đoạn giãn cách thì cả nhà đều mệt mỏi và chán chường như thể vừa trải qua một trận ốm tập thể, trận ốm “tinh thần” còn rệu rã hơn ốm về thể chất.

Ngày đêm lo sợ nhiễm Covid-19

Cô N.T.V 60 tuổi, là viên chức về hưu hiện sống cùng chồng tại Thủ đô, con cái đã trưởng thành ra ở riêng.

Cô bị tăng huyết áp 10 năm nay và chú bị tiểu đường đều ở giai đoạn ổn định, cuộc sống nhẹ nhàng và thoải mái. Rồi ngày dịch bệnh bùng phát, cô xem tin tức thấy khắp nơi hỗn loạn, rồi người ta bảo người già, người có bệnh lý nền như cô chú là dễ nhiễm lắm, dễ nặng lắm, và cô sợ thật.

“Khi cảm thấy bản thân hoặc người thân có các dấu hiệu của khủng hoảng tâm lý như lo lắng quá mức, mất ngủ, chán ăn hoặc ăn quá nhiều, bỏ bê học tập hoặc công việc, giảm khả năng tập trung, mất hứng thú với các thú vui trước kia… thì bạn cần liên hệ ngay với các dịch vụ tư vấn và điều trị tâm lý-tâm thần để được hỗ trợ. Khi được giải quyết sớm, stress sẽ qua nhanh và cuộc sống có thể cân bằng trở lại, giảm các hậu quả lâu dài đến thể chất và tinh thần của người bị ảnh hưởng.”

Mấy chương trình phim giờ không còn hấp dẫn cô nữa, thay vào đó là các tin tức về dịch bệnh, các chương trình giáo dục sức khỏe tua đi tua lại. Cô không cho chú ra ngoài nữa, rồi đi chợ tích trữ đầy tủ lạnh đồ ăn, thu gom khẩu trang và nước rửa tay để mọi chỗ trong nhà.

Cả ngày loanh quanh trong nhà nên cô lên mạng nhiều hơn, hễ có thông tin về “công thức phòng virus” gì là cô thực hiện tất, bất kể chú phản đối ra sao.

Dịch bệnh kéo dài, cô thấp thỏm lo lắng nhiều đến cáu gắt, rồi mất ngủ, mệt mỏi do ít vận động, ăn uống không cân bằng. Covid thì chưa tới nhà, nhưng cô chú đã cãi nhau mấy trận, cô gần như thức trắng đêm, thoáng nghĩ tới dịch bệnh là tim đập dồn dập, bụng dạ cồn cào, người lúc nóng lúc lạnh như thể “tôi bị nhiễm Covid rồi”.

Sau 1 tháng vật vã với lo âu thì cô kiệt sức và tới gặp bác sĩ, cô được dùng thuốc và trấn an tinh thần, và rồi cô cũng ngủ lại được, cô bắt đầu ăn thấy ngon trở lại, người nhẹ nhõm hơn.

Giờ đây cô hiểu hơn về tình trạng lo âu của mình và tập thư giãn hàng ngày để giải tỏa căng thẳng trong mùa dịch. Cô hiểu ra rằng dịch bệnh có thể còn kéo dài nữa, nhưng ngày hôm nay cô cần sống vui, sống khỏe và trọn vẹn từng phút giây.

Những hoạt động đơn giản sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, tăng kết nối với những người xung quanh
Những hoạt động đơn giản sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, tăng kết nối với những người xung quanh

Sống vui, sống khỏe với từ khóa C-O-V-I-D

Trao đổi với PV Báo Giao thông, BS Đỗ Tuyết Mai, Hệ thống phòng khám Med247 nhận định: Covid-19 là dịch bệnh lớn gây nhiều hậu quả nặng nề với tất cả mọi người, đặc biệt là những người đã có sẵn bệnh lý về cơ thể (tim mạch, tiểu đưởng, hô hấp..) hoặc tâm thần (lo âu, trầm cảm, stress…).

Đối với mỗi người ở giai đoạn bất ổn và thay đổi nhanh chóng như hiện nay, việc trang bị các kiến thức cơ bản để bảo vệ sức khỏe tâm thần của chính mình và người thân là một bước quan trọng để duy trì sức khỏe và cuộc sống. Do đó, BS mai đưa ra giải pháp bằng các từ khóa sau:

C: Chuẩn bị

Dịch bệnh xảy ra có thể mang tới nhiều tình huống bất ngờ và ngoài dự kiến. Do vậy việc chuẩn bị sẵn sàng cho các biến cố sẽ giúp chúng ta tự tin và yên tâm hơn. Nên dự trữ một số thực phẩm cần thiết, các phương tiện để giải trí và tập luyện cơ bản trong nhà, các công cụ cần thiết cho công việc và học tập. Tuy nhiên cần lưu ý không tích trữ quá nhiều với tâm lý khủng hoảng, dễ gây lãng phí và tăng sự căng thẳng khi đối mặt với đại dịch.

O: Ổn định

Dịch Covid là minh chứng rõ ràng nhất cho sự bất định của cuộc sống. Sự bất định mang đến cơ hội và thay đổi, nhưng cũng dễ gây áp lực và sợ hãi cho con người. Đứng trước một loạt sự bất ổn và biến động, chúng ta cần chuẩn bị cho bản thân một số sự ổn định tối thiểu như lập thời gian biểu mỗi ngày, lên kế hoạch cụ thể cho các mục tiêu cá nhân, thực hiện các hoạt động lành mạnh hàng ngày, giữ các thói quen cơ bản như dậy đúng giờ, thay quần áo và chăm sóc bản thân dù không ra ngoài… Những điều này sẽ giúp tăng khả năng tập trung vào mục tiêu dài hạn, tăng sự tự tin và cảm giác kiểm soát cuộc sống cá nhân của mỗi người, đồng thời duy trì nhịp độ sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo sức khỏe tinh thần và thể chất vượt qua dịch bệnh.

V: Viết/Vẽ

Cuộc sống hiện đại dễ chi phối chúng ta dành nhiều thời gian cho máy móc, màn hình, cuộc sống ảo – những điều không lành mạnh cho cuộc sống thật của con người. Thay vì đăng status và lan truyền hoặc tiếp nhận cảm xúc tiêu cực, hãy bắt đầu “tắt kết nối” một khoảng thời gian mỗi ngày và bắt đầu viết ra các suy nghĩ và cảm xúc trong ngày, ghi lại sự kiện và trải nghiệm cá nhân, viết cho gia đình và bạn bè, vẽ ra những gam màu thật và sống động theo tâm trạng bản thân… Những hoạt động đơn giản và chân thật sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng hiệu quả, tăng kết nối với chính mình và với những người xung quanh, giúp chúng ta chia sẻ và trưởng thành hơn sau giai đoạn khó khăn.

I: Im lặng

Ngoài thời gian kết nối và khuấy động, hãy tự sắp xếp để có một khoảng thời gian và không gian yên tĩnh cho riêng mình mỗi ngày. Bạn có thể dành ra 10-20 phút mỗi ngày để thực hiện các hoạt động “tĩnh” như thiền, tập yoga, hít thở thư giãn, nghe nhạc không lời... Những khoảng thời gian nhỏ này rất quan trọng để giảm stress, giữ tinh thần thư thái và tỉnh táo để tập trung vào những điều tích cực xung quanh.

D: Đọc/Đón nhận

Một trong những khủng hoảng lớn "mùa Covid" là khủng hoảng thông tin. Lo lắng để cẩn thận và bảo vệ bản thân là tốt, nhưng lo lắng quá nhiều sẽ hủy hoại bạn. Hãy cẩn trọng với những gì bạn đọc hàng ngày để tránh stress quá mức, chủ động cập nhật tin tức qua các nguồn đáng tin cậy, giới hạn thời gian tiếp xúc với các loại màn hình mỗi lần không quá 30 phút, tự đọc thêm các kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện bản thân trong mùa dịch, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận những điều có thể xảy ra theo cách tích cực nhất.

Hoàng Ngân

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Virus viêm gan B ảnh hưởng đến thai phụ ra sao?

Virus viêm gan B ảnh hưởng đến thai phụ ra sao?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 30/09/2024

Virus viêm gan B ảnh hưởng đến thai phụ ra sao?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới