Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

NDO - Mất một thai ở tuần 21 do ối thõng âm đạo, các bác sĩ nỗ lực giúp sản phụ 27 tuổi tiếp tục nuôi thai còn lại trong bụng mẹ 6 tuần nữa, chào đời ở tuần 27 nặng 1.100gr. 

Vào tháng 6/2023, chị N.T.H (27 tuổi, sống tại Bắc Giang) được thụ tinh ống nghiệm IVF và may mắn đậu cả 2 phôi. Khám thai định kỳ tại phòng khám gần nhà, khi thai đang ở tuần 21, chị cảm thấy hơi tức bụng và ra chút dịch nhầy, bác sĩ phát hiện cổ tử cung đã mở.

Chị nhanh chóng tới bệnh viện tại địa phương, bác sĩ thông báo ối đã thõng ra ngoài âm đạo, không có biện pháp can thiệp để giữ thai mà chỉ chờ chị có cơn chuyển dạ sinh non. Không từ bỏ hy vọng, chị tới khám tại và nhập viện khoa Sản bệnh A4.

Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Trương Minh Phương, Phó trưởng khoa Sản bệnh trực tiếp tiếp nhận và theo dõi điều trị cho chị H., nhận thấy đây là 1 trường hợp rất khó, muốn giữ được thai thì cần khâu vòng cổ tử cung nhằm bảo vệ đầu ối.

Tuy nhiên, chân của một em bé đã thõng ra ngoài âm đạo. Cân nhắc nguyện vọng tha thiết mong muốn giữ thai của gia đình, giải thích mọi nguy cơ có thể xảy ra, ê-kíp tiến hành khâu cổ tử cung cho sản phụ.

Mọi thao tác cần chính xác tuyệt đối, tuy nhiên cơn co tử cung xuất hiện liên tục nên biện pháp duy nhất thời điểm hiện tại đó là để sản phụ sinh một thai và giữ thai còn lại.

Ngày hôm sau, chị H. xuất hiện cơn chuyển dạ và sinh non một thai, em bé mất ngay sau sinh. Các bác sĩ quyết định dùng các thuốc điều trị giữ em bé còn lại trong bụng mẹ. Cứ như vậy, hành trình giữ thai tại khoa Sản bệnh A4 của chị T. tiếp tục.

Các bác sĩ và nhân viên y tế tiến hành xét nghiệm máu và vệ sinh âm đạo mỗi ngày để kiểm soát tình hình nhiễm trùng, đổi thuốc điều trị 2 tuần/lần sao cho phù hợp với từng giai đoạn bệnh.

May mắn rằng sau đó cơn co tử cung không còn nữa, cổ tử cung cũng đóng kín hoàn toàn. Mỗi ngày qua đi đều là cả một sự cố gắng không ngừng của cả sản phụ và đội ngũ y, bác sĩ.

Đến tuần 27, chị H. bỗng nhiên đau bụng, bác sĩ thăm khám phát hiện cổ tử cung mở 3 phân, thai nhi được chỉ định tiêm trưởng thành phổi.

Đứng trước nguy cơ sinh non, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Trương Minh Phương vẫn mong muốn giữ thai nhi ở trong bụng mẹ thêm ngày nào đều tốt cho thai nhi ngày đó, nên đã kê thuốc để sản phụ cắt cơn co.

Sang ngày hôm sau, chị H. cắt được cơn co, bác sĩ tiên lượng có thể giữ em bé thêm 3-4 ngày nữa, nếu cố giữ lâu hơn thì gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi vì khi này cổ tử cung đã mở, nguy cơ nhiễm trùng là rất lớn.

Đúng như dự đoán, sau 4 ngày, sản phụ có cơn chuyển dạ, một bé trai nặng 1.100g chào đời, con được chuyển theo dõi tại khoa Sơ sinh.

Vậy là bằng tình yêu nghề tâm huyết, chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm của các bác sĩ đã làm nên điều kỳ diệu khi giữ thai thành công cho sản phụ.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Hướng dẫn nuôi dạy con - 10/04/2024

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/03/2024

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Hướng dẫn nuôi dạy con - 29/02/2024

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Nữ bác sĩ chắt chiu cơ hội sống cho các thai nhi

Nữ bác sĩ chắt chiu cơ hội sống cho các thai nhi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 28/02/2024

Nữ bác sĩ chắt chiu cơ hội sống cho các thai nhi

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới