Mẹ bị thủy đậu, bé nguy hiểm ngay khi chào đời

NGHỆ AN - Bé sinh non ở tuần thai 35, mẹ lại mắc thủy đậu 4 ngày trước sinh, nên sức khỏe trẻ yếu, tím tái, phải hỗ trợ thở máy.

Tại khoa sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm phổi do thủy đậu, thở nhanh, da tái, không có ban trên da, phổi thông khí kém.

Một bé khác cũng nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, thở rên, trên da không có ban, nốt phỏng, phim chụp X-quang tim phổi có hình ảnh viêm phổi. Mẹ bé cũng mắc thủy đậu 3 ngày trước sinh.

Bác sĩ Hồ Thảo Ngọc, khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh, ngày 17/3 cho biết bệnh thủy đậu có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho trẻ sơ sinh như viêm phổi, não, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm gan tối cấp.

Hai bé được theo dõi tại Khoa sơ sinh, điều trị bằng IVIG ( Immunoglobumin miễn dịch) và kháng virus Acyclovir để phục hồi đề kháng.

Theo bác sĩ Thảo, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường hô hấp và tiếp xúc da, thường bùng phát vào tháng 3, tháng 4 do thời tiết nóng, ẩm. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh do sức đề kháng của bé còn rất yếu. Thủy đậu thường lây lan rất nhanh trong vòng hai, ba ngày đầu đời trẻ. Biểu hiện ban đầu là sốt, nổi bóng nước khắp cơ thể, tùy tình trạng nặng nhẹ mà bóng nước nổi nhiều hay ít.

Người mẹ bị thủy đậu trước sinh trong vòng 7 ngày, virus sẽ truyền qua nhau thai vào máu gây bệnh cho trẻ khi sinh. Lúc này, cơ thể mẹ chưa sản xuất kháng thể để truyền qua nhau thai cho con. Những trẻ này nhiễm vius từ trong máu nên nặng và nguy cơ tử vong cao.

Trẻ có mẹ bị thủy đậu trước sinh 7 ngày, cần được nhập viện theo dõi, điều trị gobulin miễn dịch, thuốc kháng virus kịp thời. Đặc biệt nguy hiểm với trẻ sinh non, nhẹ cân, người mẹ nhiễm virus thủy đậu trước sinh 4 ngày, sau sinh 2 ngày.

Bác sĩ khuyến cáo tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh cho trẻ. Người mẹ nên có kế hoạch phòng bệnh ngay trong thai kỳ. Trước khi mang thai ba đến 6 tháng cần tiêm vaccine thủy đậu để phòng bệnh và ngăn chặn khả năng virus lây sang cho bé. Sau khi bé chào đời, kháng thể này được tiếp tục phát huy qua đường sữa mẹ. Bé sẽ hạn chế nguy cơ bị thủy đậu, ít nhất trong năm đầu tiên.

Mẹ bị thủy đậu khi cho con bú hoặc người thân bị thủy đậu, rất dễ lây cho bé. Do đó, mẹ hoặc người thân của trẻ sơ sinh cần ngay lập tức cách ly với trẻ, ngừng cho bú để tránh lây nhiễm virus.

Thùy An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới