Người phụ nữ Hà Nội bị vỡ thai 18 tuần, chảy 3 lít máu

Chị B. nhập viện cấp cứu do vỡ tử cung và vỡ thai 18 tuần, máu chảy ồ ạt. Bác sĩ đã lấy ra trong bụng 3 lít máu.

Bệnh viện Đa khoa Đông Anh, Hà Nội vừa cấp cứu thành công trường hợp bị vỡ thai và tử cung hiếm gặp.

Bệnh nhân Trần Thị B., 35 tuổi, ở huyện Đông Anh, được chuyển vào viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng, lơ mơ, da tái nhợt. Bệnh nhân đau bụng vùng thượng vị, lan xuống 2 hố chậu khi đang mang thai lần 4 được 18 tuần.

Tình trạng của bệnh nhân khá nguy kịch do huyết áp tụt, mạch nhanh khó bắt. Siêu âm ngay tại giường, bác sĩ phát hiện bụng bệnh nhân chướng chứa nhiều dịch.

Nhận định bệnh nhân có thể bị vỡ tử cung tối cấp cứu, ngay lập tức, kíp trực bệnh viện đã phát đi "báo động đỏ", báo cáo Ban Giám đốc lập tức chẩn đoán liên khoa và chuyển ngay bệnh nhân lên phòng mổ.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện tử cung bị vỡ, máu chảy nhiều kèm vỡ nhau thai trên vết mổ tử cung cũ. Các bác sĩ đã lấy ra 3 lít máu đỏ tươi lẫn máu cục trong ổ bụng bệnh nhân đồng thời quyết định cắt tử cung bán phần để cầm máu.

Trong hơn 2 giờ phẫu thuật, thai phụ được truyền gần 4 lít máu và huyết tương, 5 lít dịch. Bệnh nhân hồi phục tốt sau mổ, đang được theo dõi hậu phẫu.

Hiện nay, việc mổ đẻ đang có xu hướng bị lạm dụng, có nơi chiếm đến 60%, tỷ lệ chung tại TP.HCM khoảng 30%, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương có khoảng 50% sản phụ đẻ mổ. Trong khi trên thế giới, tỷ lệ mổ lấy thai chỉ chiếm khoảng 15%.

So với đẻ thường, khi sinh mổ, đặc biệt từ lần sinh thứ 3 trở đi, thai phụ và thai nhi đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Nguy hiểm nhất là biến chứng nứt, vỡ tử cung trên vết mổ cũ, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của mẹ và thai nhi.

Ngoài ra, thai phụ phải đối mặt nguy cơ dính ruột vào thành bụng, bàng quang; nhau bong non, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược; nhiễm trùng…

Do đó, bác sĩ luôn khuyên sản phụ chỉ nên sinh mổ trong các trường hợp bác sĩ chuyên khoa chỉ định như: sản phụ không thể đẻ được đường dưới do khung chậu người mẹ, thai to, ngôi bất thường, mổ đẻ cũ, rau tiền đạo, nhau bong non, các bệnh nặng của mẹ... để tránh những biến chứng đáng tiếc.

Các thai phụ cũng đặc biệt chú ý khoảng cách sinh giữa 2 lần đẻ mổ, ít nhất cách nhau 3 năm.

Thúy Hạnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

TP.HCM: Vì sao giảm hơn 5.000 chỉ tiêu lớp 10 công lập?

TP.HCM: Vì sao giảm hơn 5.000 chỉ tiêu lớp 10 công lập?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/05/2024

TP.HCM: Vì sao giảm hơn 5.000 chỉ tiêu lớp 10 công lập?

70% ca mắc cận thị do lối sống sinh hoạt

70% ca mắc cận thị do lối sống sinh hoạt

Hướng dẫn nuôi dạy con - 06/05/2024

70% ca mắc cận thị do lối sống sinh hoạt

Vụ phát sách có nội dung nhạy cảm về giới tính cho học sinh: Sở GD&ĐT TP.HCM nói gì?

Vụ phát sách có nội dung nhạy cảm về giới tính cho học sinh: Sở GD&ĐT TP.HCM nói gì?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/05/2024

Vụ phát sách có nội dung nhạy cảm về giới tính cho học sinh: Sở GD&ĐT TP.HCM nói gì?

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Hướng dẫn nuôi dạy con - 10/04/2024

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới