Nhau cài răng lược sau hai lần sinh mổ
Khi chị nhập viện Từ Dũ hôm 28/10, thai 33 tuần ngôi ngang, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược thể Percreta, thiếu máu mạn tính. Chị Hiền lại thuộc nhóm máu hiếm Rhesus âm.
Bác sĩ Vương Đình Bảo Anh, Trưởng Khoa Sản Bệnh, Bệnh viện Từ Dũ, cho biết bệnh nhân có thể gặp tình trạng mất máu nặng trước hoặc sau sinh, gây thiếu hụt thể tích tuần hoàn đột ngột, có thể dẫn đến suy thận, suy đa cơ quan và tử vong. Các bác sĩ lên kế hoạch mổ sinh lúc thai 34 tuần.
Bệnh nhân thuộc nhóm máu hiếm nên ngân hàng máu Bệnh viện Từ Dũ phải phối hợp với Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM, chuẩn bị đủ máu truyền trước mổ, máu cho cuộc mổ nếu xảy ra tình huống mất máu cấp.
"Nhờ tiên lượng các tình huống xấu, lượng máu mất chỉ 300 ml, tương đương một cuộc mổ lấy thai bình thường nên bệnh nhân không cần truyền máu", bác sĩ Bảo Anh chia sẻ. Em bé chào đời sức khỏe tốt, chăm sóc tại Khoa Sơ sinh ba ngày sau đó về với mẹ. Ngày 17/11, cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.
Bệnh viện Từ Dũ ghi nhận mỗi năm có khoảng 300 trường hợp nhau cài răng lược phẫu thuật tại viện. Đây là tình trạng nguy hiểm của thai kỳ. Bình thường bánh nhau sẽ bám vào lớp màng đệm và bong hoàn toàn sau khi em bé chào đời. Khi nhau cài răng lược, một phần hoặc toàn bộ bánh nhau không thể bong ra được do dính chặt vào lớp cơ tử cung, sản phụ sẽ chảy máu nặng sau sinh.
Thể Percreta mà sản phụ này mắc là thể nhau cài răng lược trầm trọng nhất, do bánh nhau xuyên qua hết lớp cơ tử cung và bám đến thành bàng quang ở phía trước.
Bác sĩ Lê Ngọc Diệp, Bệnh viện Từ Dũ, cho biết nhau cài răng lược được cho là liên quan đến bất thường các lớp của tử cung, thường do từng mổ lấy thai hoặc các phẫu thuật khác trên tử cung, nạo lòng tử cung... Những tổn thương này tạo cơ hội cho bánh nhau bám trực tiếp lên lớp cơ tử cung, thậm chí phát triển xuyên qua lớp cơ đến bàng quang.
Yếu tố tăng nguy cơ nhau cài răng lược là sẹo mổ trên cơ tử cung trước đây. Số lần mổ càng nhiều, nguy cơ nhau cài răng lược càng tăng. Thai phụ trên 35 tuổi, nhiều lần mang thai, nhau tiền đạo hoặc nhau bám thấp...
Biến chứng nguy hiểm nhất là xuất huyết âm đạo ồ ạt sau sinh do nhau không bong hoàn toàn, đe dọa sản phụ tính mạng, gây suy thận, suy đa cơ quan. Nhau cài răng lược có thể khiến quá trình chuyển dạ xảy ra sớm, gây xuất huyết âm đạo trước sinh. Các trường hợp này thường phải mổ sinh chủ động.
Bác sĩ Ngọc Diệp khuyến cáo khi trễ kinh hoặc nghi ngờ có thai, nên đến cơ sở y tế khám thai càng sớm càng tốt. Nếu có nguy cơ nhau cài răng lược, cần kiểm tra thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội