Những lưu ý hậu Covid-19 thai phụ cần biết

Đang mang thai ở tuần thứ 35, chị Nguyễn Thị Lan (Đống Đa, Hà Nội) liên tục cảm thấy khó thở, hụt hơi sau gần chục ngày mắc Covid-19.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa, thai phụ nhiễm không nên quá hoang mang, song cần lưu ý một số dấu hiệu bất thường để có cách xử trí, chăm sóc và điều trị phù hợp.

Ảnh minh họa
Nhiều sản phụ tổn thương phổi vì Covid-19

Khó thở, sản phụ nhất quyết đòi… mổ sớm

Đang mang thai ở tuần thứ 35, chị Nguyễn Thị Lan (Đống Đa, Hà Nội) liên tục cảm thấy khó thở, hụt hơi sau gần chục ngày mắc Covid-19.

“Tôi bị lây Covid-19 từ ông xã. Trong thời gian dương tính, tôi chỉ ho, không sốt nên cách ly tại nhà. Thế nhưng, những ngày sau khi khỏi, tôi lại luôn thấy khó thở, nhất là lúc leo cầu thang”, chị Lan kể.

Đi khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chị Lan được chỉ định chụp X-quang phổi để xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, lo lắng X-quang ảnh hưởng tới thai nhi, chị cùng gia đình nhất định không chiếu chụp, nằng nặc đòi… mổ sớm.

BS. Nguyễn Công Định, Giám đốc Trung tâm Khám và điều trị, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Cơ sở 2 cho biết: “Chúng tôi đã giải thích rất rõ việc chụp X-quang không ảnh hưởng tới thai nhi. Việc khó thở ở thai phụ chỉ một phần nhỏ là do thai chèn ép, phần nhiều do ảnh hưởng hậu Covid-19 tới phổi.

Việc mổ lấy thai nhi ra chỉ giải phóng được một phần, trong khi trẻ sinh non để lại nhiều hệ luỵ. Chúng tôi đang tiếp tục vận động vì gia đình vẫn muốn mổ đẻ con xong mới điều trị cho mẹ”, BS. Định kể và khuyến cáo, với những trường hợp như chị Lan, cần thăm khám, điều trị dứt điểm trước thời điểm sinh con ở tuần thai 39.

Không bị hụt hơi như chị Lan, chị Nguyễn Thanh Huyền (trú Hà Nội) bị ho nhiều từ khi mắc Covid-19 đến lúc khỏi, dù đã dùng nhiều cách thức điều trị dân gian như uống chanh đào, mật ong gừng đến các loại bổ phế, thuốc ho.

“Ho nhiều khiến tôi mất ngủ cả đêm, rất mệt mỏi, trong khi thai mới 26 tuần”, chị Huyền nói về lý do tới Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám hậu Covid-19.

BS. Định cho biết, theo kết quả nghiên cứu, có tới 25% sản phụ bị ảnh hưởng tới sức khoẻ trong giai đoạn hậu Covid-19. Đa phần trong số này có những triệu chứng như ho, hụt hơi, khó thở, mất ngủ…

Về vấn đề này, BS. Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, đa số phụ nữ sinh đẻ là người trẻ nên khi mắc Covid-19, tổn thương phổi không quá nặng nề và hồi phục rất tốt.

“Tuy nhiên cũng như các bệnh nhân Covid-19 khác, các sản phụ có thể bị ảnh hưởng phổi và tâm lý ở giai đoạn hậu Covid-19. Vì thế, bên cạnh việc tái khám sau sinh, các bác sĩ sẽ quan tâm đến vấn đề tâm lý, hô hấp để trong trường hợp cần thiết có thể mời thêm chuyên gia hỗ trợ”, BS. Cường tư vấn.

Những điều nên và tránh

Theo BS. Nguyễn Công Định, thai phụ bị ảnh hưởng hậu Covid-19 kéo dài có thể không ảnh hưởng trực tiếp tới cấu trúc em bé trong bụng, song làm tăng nguy cơ bị thai lưu, tiền sản giật hoặc tăng nguy cơ thai chậm phát triển, đẻ non…

Cụ thể, khi mẹ ho nhiều sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp oxy cho em bé, tăng áp lực ổ bụng, gây nguy cơ đẻ non. Hoặc khi yếu tố đông máu ở thai phụ tăng lên, làm giảm cung cấp máu cho em bé, làm thai chậm phát triển trong buồng tử cung.

Với các trường hợp này, nếu được thăm khám sớm, bệnh viện đều có phác đồ điều trị toàn diện, đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe cho cả mẹ và bé.

“Nhiều thai phụ mắc Covid-19 khi đi khám còn mang theo cả tá đơn thuốc với đủ các loại, thậm chí cả kháng sinh.

Trong khi đó, người mắc Covid-19 chủ yếu cần tăng cường dinh dưỡng, vitamin C, bù nước và điều trị triệu chứng với các loại thuốc đơn giản như hạ sốt, thuốc ho, long đờm…”, BS. Định nói và khuyến cáo, các thai phụ có các triệu chứng bất thường bắt buộc phải đi khám và nên chọn các cơ sở y tế tin cậy.

Hậu Covid-19 có thể kéo dài 30 - 50 ngày, nếu thai phụ chưa đi thăm khám, cần quan tâm 3 vấn đề: Tăng cường dinh dưỡng, thể dục phù hợp với sức khỏe; Tập thở mỗi ngày; Uống nhiều nước, kể cả khi không khát.

 

Những dấu hiệu thai phụ cần nhập viện

- Theo dõi SpO2 thường xuyên, tối thiểu 4 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau 4 tiếng. Nếu chỉ số SpO2 từ 97% trở lên, thai phụ có thể hoàn toàn yên tâm. Nếu chỉ số từ 96% trở xuống, cần nằm nghỉ ngơi 30 phút rồi đo lại, nếu chỉ số vẫn thấp đó là một dấu hiệu cảnh báo và có thể phải vào viện.

- Cảm thấy khó thở, các thai phụ có thể tự đếm nhịp thở bằng cách để lộ lồng ngực, thấy ngực phập phồng thì đó là nhịp thở và đếm, nếu trên 20 lần/phút.

- Sốt cao từ 38,5 độ trở lên và phải phụ thuộc vào thuốc hạ sốt, kéo dài trong 3 ngày mà không thuyên giảm.

- Tự nhiên mệt mỏi mà khó giải thích nguyên nhân.

Ngoài ra, thai phụ có thể theo dõi thêm một số dấu hiệu khác như: Đau bụng, ra máu, em bé đạp yếu đi, ít hơn 10 lần/2 tiếng, theo dõi mạch, huyết áp cao, mạch nhanh, cơn đau tức ngực...

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới