Sản phụ tiền sản giật mà không biết

HÀ NỘI - Người phụ nữ 33 tuổi, mang thai tuần 28 thì bị phù, nghĩ là hiện tượng bình thường thai kỳ nên không đi khám.

Ba tuần sau, tình trạng phù tăng dần, kèm đau đầu dữ dội. Thai phụ đến khám tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội ngày 6/3 trong tình trạng huyết áp cao, phù toàn thân, mệt mỏi, mắt nhìn mờ, có triệu chứng phù não.

Kết quả xét nghiệm thai phụ bị rối loạn chức năng gan, thận, siêu âm phát hiện tràn dịch ổ bụng, tràn dịch màng phổi. Các bác sĩ hội chẩn xác định đây là trường hợp tiền sản giật thể nặng, chỉ định mổ cấp cứu để đảm bảo an toàn cho cả thai phụ và em bé.

Bé gái chào đời nặng 1,2 kg, chuyển sang khoa Điều trị tích cực. Hiện sức khỏe sản phụ ổn định.

Tiền sản giật còn gọi là nhiễm độc thai nghén, tình trạng rối loạn nguy hiểm gặp ở phụ nữ mang thai sau tuần thứ 20. Triệu chứng là tăng huyết áp, có đạm trong nước tiểu của thai phụ, phù cơ thể. Cứ 100 người mang thai có 2-8 người mắc tiền sản giật. Mỗi năm, thế giới có hơn 10 triệu ca mắc, 76.000 sản phụ tử vong do bệnh này và các rối loạn cao huyết áp có liên quan.

Tiền sản giật gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tình trạng sản giật, sản phụ co giật, mất ý thức, hôn mê nguy hiểm đến tính mạng. Sau sinh, tiền sản giật có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như tai biến mạch máu não, tổn thương thận nặng, bệnh thận mạn tính...

Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu tiền sản giật. Tuy nhiên, bệnh có thể dự phòng, phát hiện sớm từ tuần thai thứ 11, bằng cách khám sàng lọc qua 3 bước gồm đo huyết áp, siêu âm đo doppler động mạch tử cung và lấy máu xét nghiệm. Khám sàng lọc giúp giảm gần 70% trường hợp tiền sản giật nói chung và gần 90% ca tiền sản giật trước tuần thai thứ 32.

Bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên thăm khám định kỳ nhằm loại trừ bệnh lý tiền sản giật. Phụ nữ trên 35 tuổi mang thai, có tiền sử tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường hoặc bệnh thận, thiếu dinh dưỡng, thừa cân trong thai kỳ, cần quản lý thai kỳ chặt chẽ hơn vì nguy cơ cao bị tiền sản giật. Tiền sản giật cũng có thể xảy ra ở giai đoạn cuối thai kỳ với hậu quả khó lường.

Thúy Quỳnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Hướng dẫn nuôi dạy con - 10/04/2024

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Hướng dẫn nuôi dạy con - 06/03/2024

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/03/2024

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Hướng dẫn nuôi dạy con - 29/02/2024

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới