Sau cơn đau bụng, bé gái 6 tuổi được phát hiện mắc bệnh hiếm gặp

Sau các dấu hiệu đau bụng, đi tiêu khó, nôn ói, bé N. (6 tuổi, ngụ Đồng Nai) nhập viện cấp cứu và phải cắt toàn bộ lá lách.

Chiều 7/9, TS.BS Hoàng Đình Tuy, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện quận 2, TP.HCM, cho biết, bệnh viện vừa phẫu thuật cho bé gái bị xoắn lách do bẩm sinh không có dây chằng lách.

Bé N. phải cắt toàn bộ lách đã bị hoại tử.
Bé N. phải cắt toàn bộ lách đã bị hoại tử.

Theo đó, bé B.N.T.N. (6 tuổi, ngụ Đồng Nai) nhập Bệnh viện quận 2, TP.HCM cấp cứu trong tình trạng đau bụng nhiều, đi tiêu khó, nôn ói. Khi thăm khám, bác sĩ nhận thấy bé N. có biểu hiện đau vùng bụng bên trái, không có dấu hiệu nhiễm trùng, mất máu.

Ngay sau đó, bé được siêu âm bụng, bác sĩ phát hiện lách to gấp đôi bình thường và không nằm ở mạn sườn bên trái như thông thường mà nằm ở vùng hông bên trái.

Bác sĩ nghi ngờ lách của bé bị lạc chỗ và có thể tổn thương gây nhồi máu lách nên bé N. được chỉ định chụp CT. Kết quả, bác sĩ phát hiện lách thấp hơn bình thường và bị nhồi máu vì tắc mạch máu, chẩn đoán xoắn lách. Nguy cơ hoại tử lách cao nếu xử lý chậm trễ.

Bé N. được chỉ định mổ khẩn. Khi nội soi, bác sĩ nhận thấy lách của bé N. tím đen, bị hoại tử, to gấp đôi bình thường, cuống dài do bị xoắn. Các bác sĩ đã tiến hành cắt toàn bộ lách. 

Bác sĩ Tuy cho biết, thời gian vàng để tháo xoắn lách, cố định lại lách là 6 tiếng kể từ khi có triệu chứng đau. Nếu nhập viện trễ, ngoài nguy cơ bị cắt bỏ lách, phần hoại tử có thể sản sinh ra huyết khối gây tắc mạch ở vị trí khác như não, tim, ruột...

 

Bên cạnh đó, lách hoại tử quá lâu có thể tạo thành ổ áp xe gây nhiễm trùng. Bé N nhập viện sau 24 tiếng nên lách đã hỏng, buộc bác sĩ phải cắt hoàn toàn bộ phận này. 

Sau 45 phút phẫu thuật, hiện bé N. ổn định sức khỏe, dự kiến sẽ xuất viện trong vài ngày tới.

Theo bác sĩ Tuy, lách rất quan trọng vì giúp chống lại nhiễm trùng và thiếu máu. Lách có thể dễ nhiễm một số loại vi trùng gây bệnh tụ cầu, viêm màng não… Vì vậy, sau ca mổ, bé N. phải chích ngừa vắc-xin phòng bệnh.

Bác sĩ Tuy chia sẻ, lách nằm ở vị trí bất thường, không có dây chằng là một bệnh lý bẩm sinh rất hiếm gặp. Bệnh thường vô tình được phát hiện trong lúc khám sức khỏe.

Nếu bệnh nhân bỗng dưng bị đau bụng sau đó cơn đau giảm dần hoặc đau dồn dập, nôn ói, chướng bụng thì có nguy cơ bị xoắn lách. Lúc này, người nhà nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Anh B.M.Đ. (ba bệnh nhi) cho biết, một ngày trước khi nhập viện, bé N. đau bụng dữ dội, nôn ói, đi tiêu khó. Nghĩ bé bị rối loạn tiêu hóa nên gia đình chỉ mua thuốc cho bé  uống. Nhưng tình trạng ngày càng nặng nên bé được gia đình đưa đến Bệnh viện quận 2 cấp cứu.

Liên Anh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Virus viêm gan B ảnh hưởng đến thai phụ ra sao?

Virus viêm gan B ảnh hưởng đến thai phụ ra sao?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 30/09/2024

Virus viêm gan B ảnh hưởng đến thai phụ ra sao?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới