Sửa khiếm khuyết tứ chứng Fallot cho bé 9 giờ tuổi

TP HCM - Bé gái tím tái cơ thể, khó thở khi vừa lọt lòng mẹ. Các bác sĩ mổ tim cấp cứu mới giành lại sự sống cho em.

Ngày 30/6, bé gái 9 giờ tuổi, nặng 3,8 kg, từ Sóc Trăng chuyển cấp cứu tới Bệnh viện Nhi đồng TP HCM trong tình trạng nguy kịch. Cơ thể em tím tái nặng, khó thở dữ dội, phải hỗ trợ hô hấp.

Trước đó, em được sinh mổ chủ động do mẹ bị tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, béo phì. Mẹ không khám thai định kỳ.

Các bác sĩ nhanh chóng hồi sức tim mạch, siêu âm tim tầm soát dị tật bẩm tim. Bệnh nhi mắc dị tật tứ chứng Fallot, không có ống động mạch dẫn máu lên phổi, khiến phổi thiếu máu và oxy trầm trọng.

Bác sĩ Nguyễn Kinh Bang, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực tim mạch, cho biết: "Ê kíp hội chẩn đánh giá, nếu không phẫu thuật ngay, bệnh nhi chắc chắn sẽ tử vong. Chúng tôi không thể chần chừ".

Ca phẫu thuật diễn ra trong 3 giờ để sửa chữa khiếm khuyết tim cho bé. Các bác sĩ đặt một ống động mạch máu nhân tạo, đưa máu từ động mạch chủ tới động mạch phổi để dẫn máu lên phổi trao đổi oxy. Ống này có kích thước vừa với thể trạng em bé, đáp ứng tốt nhu cầu tuần hoàn máu.

Sau mổ, bé dần hết tím cơ thể, dễ thở, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, uống sữa mẹ.

Bé gái hồi phục tốt sau ca phẫu thuật. Ảnh Bệnh viện cung cấp
Bé gái hồi phục tốt sau ca phẫu thuật. Ảnh Bệnh viện cung cấp

Theo bác sĩ Dương Quốc Tường, khoa Ngoại lồng ngực tim mạch, tứ chứng Fallot chiếm tỷ lệ 10% trong các dị tật tim bẩm sinh. Bệnh biểu hiện sớm ngay sau sinh với diễn tiến nặng dần. Nếu không can thiệp sớm, trẻ dễ bị các biến chứng nặng do thiếu oxy cấp, dẫn đến tử vong.

Điển hình trong nhóm tứ chứng Fallot là dị tật eo hẹp động mạch chủ. Trường hợp này, bác sĩ sẽ dùng thuốc để làm động mạch nở ra như bình thường. Tuy nhiên, bệnh nhi trên khác biệt ở chỗ hoàn toàn không có động mạch dẫn máu lên phổi, mà không rõ nguyên nhân. Tình trạng này rất hiếm gặp, bé nguy cơ tử vong cao hơn.

Bác sĩ khuyên thai phụ nên đến các bệnh viện chuyên khoa để siêu âm tầm soát dị tật thai nhi sớm. Thời điểm tốt nhất là khi thai ở tuần tuổi 20-26. Chẩn đoán sớm giúp can thiệp hiệu quả ngay trong giai đoạn bào thai. Trẻ sau sinh, bác sĩ sẽ có phương pháp hồi sức tốt, cấp cứu và điều trị kịp thời.

Thư Anh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới