Trẻ nguy kịch vì cắt rốn bằng dụng cụ bẩn

CAO BẰNG - Bệnh uốn ván rốn có tỷ lệ tử vong lên đến 80%, để lại di chứng suốt đời trong hệ thần kinh, gây ra bởi cắt rốn bằng dụng cụ không tiệt trùng.

Bé trai ở huyện Hà Quảng đột ngột bỏ bú, khóc yếu sau sinh 3 ngày. Nhập viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng ngày 17/9, bé có rốn ướt, co giật, chẩn đoán mắc uốn ván rốn. Bác sĩ chỉ định bé thở máy và điều trị tích cực.

Tới 23/9, bé đã điều trị tích cực được 6 ngày song tiên lượng vẫn nặng, phải nuôi sống bằng cách truyền dịch qua đường tĩnh mạch và tiếp tục sử dụng thuốc chống co giật, nhiễm trùng.

Theo đại diện bệnh viện, đây là trường hợp điển hình mắc bệnh uốn ván rốn sơ sinh, là một trong 6 trẻ mắc uốn ván rốn nhập viện tính từ đầu năm 2020. Cả 6 trẻ bị bệnh do mẹ tự đẻ tại nhà, dùng các dụng cụ không được diệt khuẩn như dao, tre, nứa, sợi chỉ, sợi thừng để cắt, thắt rốn.

Bệnh uốn ván rốn do độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani gây ra, ảnh hưởng nặng tới hệ thần kinh trung ương của trẻ. Tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng vĩnh viễn khi khỏi.

Bác sĩ chăm sóc cho bé trai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ chăm sóc cho bé trai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Bác sĩ Nguyễn Kim Dung, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết uốn ván sơ sinh có ba thời kỳ. Ở thời kỳ khởi phát, trẻ quấy khóc, bỏ bú, miệng chúm chím lại, đói nhưng không bú được. Lúc này, trẻ đã có dấu hiệu cứng hàm. Vài giờ đến một ngày sau, bệnh chuyển sang thời kỳ toàn phát, trẻ bị cứng hàm rõ hơn, kèm theo cơn co giật và co cứng. Nếu các cơn co giật và co cứng kéo dài hàng phút, trẻ có thể tử vong.

Việc điều trị kéo dài trong nhiều tuần. Khi qua giai đoạn nguy kịch, các cơn co giật và co cứng giảm dần vào tuần thứ hai, thứ ba, bước vào thời kỳ lui bệnh. Lúc này, bệnh nhi bắt đầu mở mắt, khóc được, có thể bú mẹ và mất khoảng 1,5 đến 2 tháng để cơ thể trở lại bình thường.

Hiện nay, bệnh uốn ván rốn giảm đi rõ rệt do công tác tiêm chủng mở rộng tốt, song các ca bệnh vẫn xuất hiện rải rác trong năm.

Bác sĩ Dung khuyến cáo sản phụ cần đi khám thai định kỳ, tiêm vaccine phòng bệnh và thực hiện sinh nở tại trạm y tế, không tự ý sinh tại nhà để phòng bệnh uốn ván rốn ở trẻ. Khi chăm sóc trẻ chưa rụng rốn, cha mẹ và nhân viên y tế cần giữ gìn rốn trẻ sạch sẽ, khô ráo, thay băng gạc bị ướt ngay nếu có.

Nếu đẻ rơi hoặc đẻ trong điều kiện không đảm bảo tiệt trùng và sản phụ chưa được tiêm phòng uốn ván lúc mang thai, sản phụ cần tiêm huyết thanh kháng uốn ván SAT 1.500 đơn vị ngay sau sinh.

Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới