Trẻ nhỏ đột quỵ

Đột quỵ ở trẻ em thường xảy ra do bệnh lý tim bẩm sinh, các rối loạn đông cầm máu và bệnh lý tự miễn, dấu hiệu không rõ ràng.

Bác sĩ chuyên khoa 2, Nguyễn Thụy Minh Thư, Phòng khám Nhi - Tiêm ngừa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết trước đây, người ta vẫn cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi. Tuy nhiên, đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ. Đột quỵ ở trẻ nhỏ được chia làm 2 dạng, đột quỵ nhồi máu và đột quỵ xuất huyết. Trong đó, phổ biến là đột quỵ xuất huyết.

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Tình trạng này xảy ra khi lượng máu nuôi não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể, khiến cho não bị thiếu oxy và thiếu dinh dưỡng. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Theo bác sĩ Minh Thư, nguyên nhân thường gặp gây ra đột quỵ xuất huyết ở trẻ em là dị dạng mạch máu não như dị dạng động mạch não, túi phình mạch máu não. Khi bệnh nhi có túi phình mạch máu não hoặc dị dạng động tĩnh mạch não, thường bé không có bất kỳ biểu hiện gì, đôi khi có thể có đau đầu, co giật...

"Nhưng khi những tổn thương này vỡ ra, gây xuất huyết não, sẽ ảnh hưởng nguy kịch đến tính mạng bệnh nhi. Vì vậy cần nhận biết sớm trong những trường hợp này", bác sĩ Thư nói.

Ngoài ra, nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em còn do bệnh lý tim bẩm sinh, rối loạn đông cầm máu như bệnh Hemophillia, xuất huyết giảm tiểu cầu và các bệnh lý tự miễn như hội chứng Anti phospholipid...

Đối với trẻ lớn, dấu hiệu đột quỵ tương tự người lớn như méo miệng, nói đớ, liệt nửa người đột ngột. Còn ở trẻ nhỏ, những dấu hiệu này rất khó có thể nhận ra. "Có nhiều trường hợp đột quỵ không có biểu hiện rõ ràng mà trẻ chỉ đột ngột lơ mơ, lừ đừ hoặc bứt rứt, quấy khóc, nôn ói... Những triệu chứng này rất chung chung và có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm màng não", bác sĩ chia sẻ.

Khi phụ huynh phát hiện trẻ có biểu hiện đột quỵ, cần nhanh chóng gọi cấp cứu để kịp đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trẻ được cấp cứu sớm, nguy cơ để lại di chứng thấp, thời gian hồi phục nhanh hơn.

Bác sĩ Minh Thư khuyến cáo để phòng ngừa đột quỵ ở trẻ, phụ huynh nên tầm soát bệnh lý tim, nếu trong gia đình có rối loạn đông máu trẻ cần được kiểm tra chức năng đông máu, tái khám thường xuyên với trẻ có hội chứng đáp ứng viêm hệ thống.

Theo Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam ghi nhận thêm khoảng 200.000 ca đột quỵ mới, trong đó gần 50% số ca sẽ tử vong, 90% để lại di chứng do hầu hết đều đến viện khi đã qua khung giờ vàng.

Bác sĩ xử trí túi phình mạch não cho bệnh nhi tránh nguy cơ vỡ, xuất huyết và đột quỵ tái phát. Ảnh: Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố.
Bác sĩ xử trí túi phình mạch não cho bệnh nhi tránh nguy cơ vỡ, xuất huyết và đột quỵ tái phát. Ảnh: Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố.

Lê Cầm

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Hướng dẫn nuôi dạy con - 10/04/2024

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Hướng dẫn nuôi dạy con - 06/03/2024

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/03/2024

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Hướng dẫn nuôi dạy con - 29/02/2024

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới