Vì sao không có thai vẫn ốm nghén, bụng to?
Mang thai giả (dân gian còn gọi là thai ma, hoang tưởng mang thai..) là tình trạng một phụ nữ không mang thai nhưng tin rằng mình có thai. Lúc này, người phụ nữ có những biến đổi về mặt cơ thể giống như người đang thai nghén. Các biểu hiện thường gặp là mất kinh nguyệt, bụng to dần lên, cho rằng có cử động thai do cảm giác chủ quan sai lệch... Nhiều người còn có cảm giác ốm nghén, sợ một số loại thức ăn, và mùi vị.
Những triệu chứng này có thể kéo dài chỉ trong vài tuần, trong chín tháng hoặc thậm chí vài năm. Một tỷ lệ rất nhỏ bệnh nhân mang thai giả sẽ đến phòng khám hoặc bệnh viện với cảm giác đau như chuyển dạ.
Theo Healthline, vào những năm 1940, các trường hợp hoang tưởng mang thai xảy ra ở khoảng 1 trên 250 ca mang thai. Con số sau đó giảm dần do công chúng tin và dựa vào các biện pháp chẩn đoán khoa học hơn. Độ tuổi trung bình của phụ nữ từng hoang tưởng mang thai là 33, nhưng cũng xuất hiện những ca ở trẻ em 6 tuổi và phụ nữ 79 tuổi.
Bác sĩ Lưu Quốc Khải, nguyên trưởng khoa Đẻ 2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết trong sản khoa, tiêu chẩn để chẩn đoán một người có mang thai hay không là xét nghiệm beta hCG (xét nghiệm kiểm tra nồng độ hCG có trong máu hoặc trong nước tiểu) và siêu âm ổ bụng. Nếu kết quả không có thai là chắc chắn không có thai.
Việc người phụ nữ có các triệu chứng giống như mang thai thực sự, điển hình là mất kinh, bác sĩ giải thích đó là do trạng thái hoang tưởng của bệnh nhân làm ảnh hưởng đến sinh lý, kinh nguyệt. Khi tâm trạng căng thẳng, biến động, người phụ nữ cũng có thể mất kinh.
Hiện tượng bụng to lên trong quá trình mang thai giả là do có thể khi dùng thuốc không rõ nguồn gốc, trong thuốc có thể chứa corticoid. Chất này có khả năng giữ nước, làm cho không chỉ bụng mà cả người béo lên do tích nước, khiến cơ thể nặng nề, mệt mỏi, tưởng là dấu hiệu có thai. Cộng với tâm trạng đang mong có con, người phụ nữ nghĩ là có thai nhưng không phải.
Bác sĩ cho rằng việc những "thầy tâm linh" cho thuốc uống để có thai là hành động lừa đảo. "Nhiều người nhẹ dạ cả tin quá mức, khi siêu âm được khẳng định không có thai thì bắt vạ, cho rằng bệnh viện làm hỏng thai", bác sĩ cảnh báo.
Con người chưa biết chính xác nguyên nhân của chứng mang thai giả. Một số chuyên gia cho rằng lý do đến từ chấn thương về thể chất hoặc sang chấn tinh thần, trong khi một số khác cho rằng đó là sự mất cân bằng hóa học cơ thể.
Theo WedMD, khi một người phụ nữ cảm thấy muốn mang thai mãnh liệt, cơ thể có thể tạo ra một số dấu hiệu mang thai (như bụng to, ngực to và thậm chí cảm giác chuyển động của thai nhi). Não của người phụ nữ sau đó giải thích sai những tín hiệu đó là mang thai và kích hoạt sự giải phóng hormone (như estrogen và prolactin) dẫn đến các triệu chứng như người mang thai thực sự.
Trong điều trị, sau khi bác sĩ chứng minh đây thực sự là một thai kỳ giả, họ sẽ đưa đến các chuyên gia tâm lý tiến hành kiểm tra tâm lý, kết hợp các liệu pháp hỗ trợ giúp bệnh nhân phục hồi giả bệnh nhanh chóng, bởi đây là một vấn đề được xếp vào các rối loạn tâm thần.
Ngoài ra, các bác sĩ cần nói sự thật một cách nhẹ nhàng để bệnh nhân không bị sốc.
Thúy Quỳnh
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội